6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
2.1.2.2. Khu vực phía Nam
Do nhu cầu chống ngập đô thị, đã có những tài liệu nghiên cứu về thủy văn đô thị với các yếu tố liên quan đến đặc điểm của mưa, triều của khu vực và có ảnh hưởng lớn đến tính toán thoát nước đô thị như:
a. Mưa:
Những nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu quan hệ IDF của trạm Tân Sơn Nhất (Tân Sơn Hòa), tương quan với các trạm mưa ngày ở khu vực lân cận. Trong tính toán lượng mưa hiệu quả thường sử dụng các mô hình thấm hay phương pháp SCS.
b. Thủy triều:
Nhiều đề tài đã có những nghiên cứu về thủy triều phục vụ cho lĩnh vực thoát nước đô thị.
c. Mô phỏng quan hệ mưa – dòng chảy:
Trong các tài liệu, chủ yếu vẫn áp dụng công thức thích hợp kết hợp cùng thủy lực đường ống và sông tự nhiên; là cơ sở của các giáo trình hay sách tham khảo về thoát nước đô thị của ngành xây dựng và giao thông và các dự án lớn do các công ty nước ngoài thực hiện.
d. Phương trình căn nguyên:
Được đề cập trong dự án nghiên cứu khả thi nước thải cho Sài Gòn (Sai Gon Sewerage Feasibility – 1972) được áp dụng trong một số đề tài khoa học.
Đây là mô hình mưa dòng chảy mà phần lớn các phần mềm tính toán thủy văn, nhất là thủy văn đô thị ở Mỹ áp dụng vào tính toán sau bão Kratina.
đ. Ứng dụng mô hình SWMM mô phỏng dòng chảy ngập trong hệ
thống đường ống thoát nước độ thị:
Sử dụng quan hệ mưa – dòng chảy theo đường tích hợp và phương trình Saint Venant như dự án Nhiêu lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm.
Cùng với sự phát triển đô thị ở TP.HCM, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, thủy văn và thoát nước đô thị đã và đang được áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên hầu hết các mô phỏng quan hệ mưa – dòng chảy chủ yếu áp dụng phương trình tích hợp (Rational equation - phương pháp cường độ mưa tới hạn) kết hợp chế
độ thủy lực đường ống và sông thiên nhiên. Các đề tài quy mô lớn thường do các công ty nước ngoài thực hiện như: Dự án Sai Gon Sewerage feasibility – 1972 (Lion Ins); Dự án Vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc – Thị nghè (CDM), Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm (Black & Veatch) và Dự án quy hoạch thoát nước đô thị TP.HCM đến 2020 của chuyên gia tư vấn Nhật Bản (JICA).
e. Ứng dụng mô hình toán
Một số nghiên cứu, dự án sử dụng mô hình tính toán thủy lực sông rạch như: VSAPR (GS. Nguyễn Như Khuê), KOD1 (GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên), TL96-SAL (GS.TS. Nguyễn Tất Đắc), HYDROGIS (TS. Nguyễn Hữu Nhân), phần mềm thoát nước đô thị (TS. Nguyễn Ngọc Ẩn – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM), MK4 (PGS.TS. Lê Song Giang, Huỳnh Công Hoài, Trương Văn Hiếu), SWMM, MIKE11, v.v.