Hệ thống sông, rạch vùng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 35)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

1.2.4.1.Hệ thống sông, rạch vùng nghiên cứu:

a. Sông Sài Gòn và ph lưu

Bắt nguồn từ vùng đồi, núi cao thuộc Campuchia và huyện Lộc Ninh (Bình Phước) chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và Tp. HCM rồi nhập vào sông Đồng Nai tại Tân Thuận (Quận 7, Tp. HCM). Sông có chiều dài khoảng 280km, diện tích lưu vực 5.105 km2 . Trong đó phần diện tích thuộc Việt Nam là 4.550 km2.

Hiện tại trên sông đã xây dựng công trình thủy lợi Dầu Tiếng để tưới cho diện tích canh tác của lưu vực và lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc 2 tỉnh Tây Ninh và Tp. HCM. Đoạn sông từ sau đập Hồ Dầu Tiếng về tới cửa sông có bề

rộng biến đổi từ 150m – 350m, độ sâu từ 10m – 20m, độ dốc sông sông từ 0,005 – 0,0001.

Sông Thị Tính:

Là chỉ lưu lớn nhất của sông Sài Gòn bắt nguồn từ các nhánh suối phía Nam huyện Bình Long (Bình Phước) và phía Tây huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) với diện tích lưu vực khoảng 1.000 km2. Địa hình sông có hình lòng máng, sông có độ dốc nhỏ, phía hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều.

b. Sông Đồng Nai và ph lưu

Là sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, có nguồn nước dồi dào vừa làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới, dân sinh, công nghiệp vừa làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khu vực. Sông Đồng Nai có tổng chiều dài 628km, diện tích lưu vực khoảng 40.683 km2, đoạn chảy qua vùng hạ lưu từ sau thác Trị An đến cửa sông dài khoảng 150km, bề rộng sông biến đổi từ 600m – 2.000m, sâu từ 15m – 25m độ dốc nhỏ hơn 0,0001. Hiện tại chế độ dòng chảy cửa sông có nhiều sự thay đổi do trên dòng chính đã xây dựng công trình thủy điện Trị An.

Phụ lưu Sông Bé : Là phụ lưu lớn nhất của sông Đồng Nai có diện tích

lưu vực tính đến cửa sông là 7.650 km2, sông bắt nguồn từ cao nguyên Đắk Lắk, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đi qua các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Hiện nay trên sông đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện như: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Mieng. Công trình thuỷ lợi đa mục tiêu Phước Hòa, bậc thang cuối trên sông Bé cũng đang được xây dựng. Ngoài ra còn có phụ lưu La Ngà và các sông suối nhỏ khác, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng ngập nước ở TP.

c. Sông Vàm C

Là một chỉ lưu được hợp thành từ hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, phát nguyên từ lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam rồi hợp lưu với sông Đồng Nai tại Vàm Láng, gần cửa sông Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích hứng nước 6.300 km2, chiều dài 283km, bề rộng sông biến đổi từ 200m

– 300m, chiều sâu lòng dẫn sông từ 15m – 20m, độ dốc nhỏ hơn 0,0001. Đây là con sông làm nhiệm vụ tưới, tiêu kết hợp chảy qua phía Tây Bắc và Tây Nam của TP. Sông Vàm Cỏ Tây có diện tích lưu vực 6.000 km2, dài 235km, dòng chảy cơ bản tự nhiên rất nhỏ, có chế độ thuỷ văn của một con sông thuỷ triều, có chức năng tiêu nước là chính.

Trong những năm gần đây do xây dựng một số kênh ngang lấy nước từ sông Tiền nên trong mùa mưa, sông Vàm Cỏ chịu nhiều ảnh hưởng của lũ từ sông Tiền tràn qua và từ biên giới đổ xuống.

e. H thng kênh, rch khu vc TP. H Chí Minh

- Rạch Bến Nghé – Tàu Hũ, Kênh Đôi, Kênh Tẻ:

Song song với nhau một đầu nối với sông Sài Gòn bằng hai rạch: Bến Nghé và Kênh Tẻ đầu kia nối với sông Bến Lức (Chợ Đệm) bằng kênh Tàu Hũ và kênh Đôi. Giữa kênh Tàu Hũ và kênh Đôi được nối với nhau bằng 4 kênh ngang số 1, 2, 3, 4, cầu Chữ Y là giao điểm của 4 kênh rạch (Kênh Đôi, Kênh Tàu Hũ, Kênh Tẽ và rạch Bến Nghé). Diện tích lưu vực của 2 rạch này là 5,559 ha. Hiện tại đây là nơi tiếp nhận nguồn nước thải chưa qua xử lý khá lớn từ phía Bắc Tp. Hồ Chí Minh đổ ra. Do chịu tác động của dòng chảy thượng nguồn và dòng triều nên tạo nên tại khu vực này vùng giáp nước.

- Rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè:

Đây là rạch cụt, xuất phát từ khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, chảy qua các Quận Tân Bình, Quận 3, Quận 1 và Quận Bình Thạnh rồi đổ ra sông Sài Gòn tại xưởng đóng tàu Ba Son, diện tích lưu vực khoảng 3,324 ha.

- Kênh Thầy Cai – An Hạ - Rạch Tra:

Đây là hệ thống kênh rạch nối liền giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn theo hướng rạch Trảng Bàng và kênh Xáng Lớn. kênh Thầy Cai có chiều dài 43,3km (cả rạch Trảng Bàng), kênh An Hạ dài 17,0 km và rạch Tra chỉ dài 11,0 km.

- Rạch Bến Mương – Láng The:

Đây là rạch bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa tỉnh Tây Ninh và TP.HCM, chảy qua trung tâm huyện Củ Chi rồi đổ vào sông Sài Gòn tại xã Phú Hòa Đông, chiều dài rạch khoảng 20,0 km.

- Rạch Chiếc – rạch Trau Trảu:

Đây là hệ thống rạch nối liền giữa sông Tắc và sông Sài Gòn với chiều dài tổng cộng khoảng 11,0 km. Thống kê mạng lưới sông, kênh rạch có tác động tới chế độ thuỷ văn, thuỷ lực và tình trạng ngập, úng của TP.HCM được trình bày trong Bảng 1.2 dưới đây.

Bảng 1.2: Hệ thống sông, kênh, rạch vùng nghiên cứu

STT Tên sông, kênh Dài (m) STT Tên sông, kênh Dài (m) Mạng lưới sông chính (878.030 m)

1 S. Sài Gòn 132000 10 S. Đồng Nai 5 (Phân lưu) 5800

2 S. Thị Tính 30800 11 S. Vàm Cỏ 195600

3 S. Thị Tính nhánh 12800 12 S. Vàm Cỏ Tây 95000

4 S. Bé 93000 13 S. Lòng Tàu 45000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 S. Đồng Nai 160000 14 S. Thị Vải 18000

6 S. Đồng Nai 1 (Phân lưu) 5200 15 S. Cô Gia 16000

7 S. Đồng Nai 2 (Phân lưu) 2900 16 R. Tắc Cua 16000

8 S. Đồng Nai 3 (Phân lưu) 8430 17 S. Dừa 10500

9 S. Đồng Nai 4 (Phân lưu) 6000 18 S. Đồng Tranh 25000

Mạng lưới kênh rạch vùng phía Nam thành phố (519.400 m)

1 Rạch Chiếc 12000 34 R. Thầy Cai 35000 2 Sông Tắc 13400 35 K. An Hạ 14800 3 S. Ông Nhiêu 17000 36 K. Xáng 12000 4 R. Gò Công 13000 37 K. Ngang 12000 5 R. Bà Cua 7000 38 Kênh C 10000 6 R. Kỳ Hà 7000 39 Kênh A 7500 7 R. Giồng Ông Tố 5600 40 Kênh B 7500 8 R. ThủĐức 3500 41 K. Bến Mương - Láng The 24500 9 R. Gò Dưa 6000 42 R. Ông Lớn 13000 10 R. Chú Cúa 1250 43 R. Cần Giuộc 11000

11 R. Ông Huyện 2000 44 R. Xóm Củi 6400

12 R. Mười Lến 1500 45 R. Bà Lào 8000

13 R. Dinh Thuận 2200 46 R. Đỉa - Phú Xuân 9000

14

R. Thi Đua 2400 47

R. Mương Chuối - Phước

Kiểng 9500 15 R. Bà Đội 1850 48 R. Rơi - R. Kinh 8500 16 R. Cây Điệp 2550 49 R. Dừa - R. Giồng 13000 17 R. Vàm Thầy 1900 50 R. Đước 2600 18 R. Dứa 8600 51 R. Móc Keo 7400 19 R. Nhum 2100 52 R. Móc Keo Lớn 3200 20 R. Bà Hồng 3650 53 Rạch Đước 2700 21 R. Rõng Gòn - Cầu Đình 4500 54 R. Tắc Bức Mây 4600 22 R. Rõng Tùng - Ông Đụng 4000 55 R. Thiền Liềng 7300 23 R. Rõng Sơ Rơ - Trùm Bích 3300 56 R. Cá Nhám 8200 24 R. Rõng Tùng - Ba Thôn 4000 57 S. Cá Nhám 3600 25 R. Sâu 3400 58 S. Thêu 6200

26 R. Tám Thu - Giao Khẩu 3500 59 R. Ghềnh Hào Lớn 4000

27 R. Đất Sét 2500 60 R. Cá Nhám Bé 3200

28 R. Tư Trang 2 2100 61 R. Cá Nháp Lớn 4600

29 R. Tư Trang 2200 62 R. Nhiêu Lộc - Thị Nghè 9300

30 R. Cầu Kinh - R. Gia 2300 63 R. Tân Hóa - Lò Gốm 7800

31 R. Cầu Đò 1800 64 R. Tàu Hủ - Bến Nghé 25400

32 R. Ông Học 1100 65 R. Cầu Bông 5500

33 R. Tra 30000 66 R. Tham Lương - Bến Cát 32900

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Quy hoạch chống ngập Tp. Hồ Chí Minh, 2008

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 35)