Đỉnh Đại Loa

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 46 - 47)

III. Ngũ Đài Sơn

08.Đỉnh Đại Loa

Dùng trưa xong, đoàn đi đến đỉnh Đại Loa vào lúc 4 giờ chiều. Vì đỉnh khá cao, đi bộ rất khó khăn mệt nhọc nên đoàn ngồi cáp treo để lên đỉnh núi chiêm bái. Khi lên tới đỉnh, vì hôm nay trời mưa, nên khá lạnh, có người run lập cập, chung quanh núi bốc hơi mù dày đặc, đây gọi là sơn lam chướng khí. Vì thế, những ai tu ở trên núi cần phải ngồi thiền nhiều, để cho trong người tỏa ra nhiệt độ mới chống lại khí lạnh độc hại nầy. Chùa nầy còn có tên là Thanh Phong. Xưa, chùa có tên là Phật Đảnh Am. Đến đời Minh chùa được xây dựng thêm và trùng tu vào năm 1465 – 1487. Đến đời vua Càn Long năm thứ 15 (1750) chùa được đổi tên là Đại Loa Đỉnh.

Lối kiến trúc của chùa nầy cũng giống như những chùa khác, chùa có nhiều điện khoảng cách giữa điện nầy đến điện kia bởi một cái sân chừng vài mươi thước. Đa số trong mỗi Điện cách thiết trí tôn thờ đều giống nhau,

nghĩa là điện chính thì thờ Tam Thế Phật, hoặc Ngũ Vị Phật. Chỉ có chùa Báo Quốc đặc biệt là thờ Thất Phật. Ngoài những ngôi điện Phật chính giữa ra, ở hai bên song song với chánh điện là hai dãy nhà san sát nối liền nhau, mỗi gian đều sử dụng mỗi công dụng khác nhau, như khách đường, ngũ quán đường, Tổ đường, thư quán đường v.v... Riêng ngôi chùa Đại Loa nầy, thì thứ tự của các điện như sau:

• Điện Chiên Đàn.

• Điện thờ Ngũ Phương Văn Thù.

• Điện thờ Tam Thế Phật, tức Phật Thích Ca, Di Đà và Dược Sư. ---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 46 - 47)