Khái quát về ý nghĩa trí huệ

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 185 - 190)

D. Nhìn li ạ

1/Khái quát về ý nghĩa trí huệ

Trong đạo Phật, trí huệ đóng một vai trò thật hết sức quan trọng. Dù chúng ta tu bất cứ pháp môn nào, nếu không lấy trí huệ làm đầu, thì sự tu hành của chúng ta khó có thể đạt được kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, trong đạo Phật có chia ra nhiều loại trí huệ. Trí huệ của phàm phu, trí huệ của hàng Nhị thừa và trí huệ của hàng Đại thừa cuối cùng là trí huệ Phật. Trí huệ là Prajnà dịch theo âm Hán là Bát nhã, dịch nghĩa là Trí huệ (Nam) hay trí tuệ (Bắc), đây là một trong 6 hạnh của Bồ tát, nói cho đủ là Ma ha bát nhã Ba la mật đa, nói theo âm Hán là Đại trí huệ Đáo bĩ ngạn. Trong Kinh thường dùng Trí huệ Bát nhã hay Trí Bát nhã, vì muốn lựa khác với chữ trí huệ thông thường thế gian.

Trí huệ Bát nhã Ba la mật là thể tánh sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được. Khi nói đến Trí Bát nhã (Prajnà) trong nhà Phật có chia ra 3 loại Bát nhã : 1/ Văn tự bát nhã, cũng gọi là Phương tiện bát nhã. Nương Văn tự để hiễn đạt Lý tánh. 2/ Quán chiếu Bát nhã : Dùng tâm trí huệ chiếu rõ lý thật tướng, vì trí tỏ lý bày, phá trừ mê hoặc, hiển bày Diệu thể, nên gọi là Quán chiếu. 3/ Thật tướng Bát nhã : Không có các tướng, tướng không cũng không, gọi là Thật tướng. Nghĩa là không có tướng sanh tử, Niết bàn và những tướng của các pháp đến cái không tướng cũng không.

Làm thế nào để có được trí huệ bát nhã ? Muốn có được trí huệ, đức Phật chế ra nhiều pháp tu. Trong số nhiều pháp tu ấy thì ba huệ : Văn, Tư, Tu và ba món vô lậu học: Giới, Định, Huệ là những pháp thường được nhắc đến và thực hành nhiều nhất. Thế nhưng, thật hành như thế nào để được phát sanh trí huệ? Theo tiến trình của 3 huệ, trước hết, chúng ta cần phải có Văn huệ. Văn huệ nói chung là chúng ta nghe từ âm thanh của các vị giảng sư thuyết giảng những lời Phật dạy, hoặc là chúng ta học hỏi qua các Kinh điển Phật dạy mà hiểu được nghĩa lý. Tư huệ, sau khi nghe rồi, chúng ta cần phải có tư duy quán chiếu, tìm hiểu thấu đáo cặn kẻ vấn đề, điều nào chưa rõ, ta cần phải hỏi. Tư huệ nầy rất là thiết yếu trong khi chúng ta nghe pháp, học hỏi. Cuối cùng là Tu huệ. Tu huệ, sau khi chúng ta đã suy tư chín chắn kỹ càng rồi, bấy giờ chúng ta đem ra ứng dụng, tức thật hành hay thể nghiệm. Nhờ sự ứng dụng thật hành nầy mà chúng ta đạt được chân lý hay tỏ ngộ thâm nhập được Lý đạo giác ngộ giải thoát. Sự tương quan của ba môn học nầy rất là hệ trọng. Nếu thiếu một trong ba, thì trí huệ không thể nào phát sanh được.

Đến tiến trình tương quan của Tam vô lậu học : Giới, Định, Huệ cũng thế. Nghĩa là ba môn học ra khỏi sanh tử. Nếu chúng ta ứng dụng ba môn học nầy một cách triệt để thì chắc chắn chúng ta sẽ được giải thoát sanh tử, chứng được cảnh giới Niết bàn an lạc, vì nhờ giữ giới nghiêm mật mà được Định, nhờ Định mà phát Huệ. Nhờ có trí huệ mà diệt trừ hết vô minh phiền não. Khi vô minh phiền não không còn, tức là trí huệ sáng suốt hiển bày trọn vẹn. Như mây mù tan biến, thì ánh sáng của trăng sẽ hiển lộ hoàn toàn.

Tóm lại, người Phật tử tu học Phật, đối với Trí huệ bát nhã Ba la mật nầy, rất là quan trọng. Nhờ có trí huệ sáng suốt mà chúng ta dứt trừ được phiền não, thể nhập được chơn lý và biện biệt được lẽ chánh tà chân ngụy, từ đó, chúng ta sẽ tránh được những sự lỗi lầm sa đọa, tiến đến an vui giải thoát hoàn toàn.

---o0o---

II / Thật Hành

2 / Nhiệm vụ của trưởng nhóm và các đoàn viên trong nhóm.

Để hướng dẫn trong nhóm cũng như ngoài nhóm có những nhận định đúng theo tinh thần trí huệ của Bồ tát, vị trưởng nhóm của nhóm Trí huệ nầy, nên cố gắng thực hiện những điều đại khái sau đây :

Giải thích rộng ra về Tam huệ học cho các đoàn viên nhận hiểu rõ ràng. Thường xuyên hun đúc tinh thần học hỏi qua những nhận xét về những cảnh vật mà đại chúng đã trải qua.

Tổ chức những buổi học tập, hội thảo về những vấn đề thực tế mà mọi người đã thu lượm gặt hái cũng như thực nghiệm trong khi đi, và trong đời sống hiện thực, tùy nơi chốn và thời gian thích hợp.

Trình bày phương cách tu tập thế nào để được phát sanh trí huệ, bớt đi phiền não và thân tâm được an lạc.

Giải thích qua tiến trình tu tập của Bồ tát ngang qua Tam vô lậu học.

Khuyến khích các đoàn viên nên sáng tác thơ văn qua những Danh lam Thắng tích

Ứng dụng trí huệ Bát nhã vào mọi hoàn cảnh, khi đối xử tiếp vật.

Tóm lại, vị trưởng nhóm của nhóm trí huệ nầy cần phát huy trí huệ bằng mọi phương pháp qua kinh nghiệm bản thân và học hỏi để truyền đạt đến cho mọi đoàn viên thực tập cho có kết quả an lạc. Đồng thời nêu cao trí huệ Bát nhã của đạo Phật qua hình ảnh của chư Bồ tát cũng như của những người đang tu tập hướng tiến đến Phật quả.

---o0o---

Sách Tham Kh o và trích d nả

Sách Chữ Hán

1. Hằng sơn, Huyền không tự .

2. Phật Giáo Thánh Địa Ngũ Đài Sơn 3. Tây Sơn Bát Đại Xứ

4. Phổ Đà Sơn, tác giả Phương trường Sanh biên. 5. Ngũ Đài Sơn Lục Thập bát Tự.

Sách Việt Ngữ trích dẫn

1. Danh Lam Phật Giáo Cổ Tích Phật Giáo Trung Hoa- Ngộ Giác.

2. Thâm ý qua hình tượng Phật và Bồ Tát, tác giả Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

3. Những tài liệu trên trang mạn.

Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn

---o0o---

Hồi Hướng Công Đức

Nguyện đem công đức nầy Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Trên đền bốn ơn nặng Dưới cứu khổ ba đường Nếu có ngườì thấy nghe Đều phát lòng Bồ Đề Hết một báo thân này Sanh qua cõi Cực Lạc Nam mô A Di Đà Phật

DEDICATION OF MERIT

May the merit and virtue accrued from this work

adorn Amitabha Buddha’s Pure Land, repay the four great kindnesses above,

and relieve the suffering of those on the three paths below. May those who see or hear of these efforts

generate Bodhi-mind,

spend their lives devoted to the Buddha Dharma, and finally be reborn together in

the Land of Ultimate Bliss. Homage to Amita Buddha!

NAMO AMITABHA

---o0o---

1 Tự Điển Phật Học Huệ Quang

2 Mùi Hương Trầm - Nguyễn Tường Bách

3 Theo tài liệu của Sở Du Lịch đăng trên trang Website.

4 Danh lam cổ tích Phật giáo trung Hoa - Ngộ Giác

5 Tự Điển Phật Học Huệ Quang

6 Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật và Bồ Tát của H T. Thích Thanh Từ.

7 Danh Lam Cổ Tích Phật Giáo Trung Hoa - Ngộ Giác

8 Tự Điển Phật Học Huệ Quang

9 Tự Điển Phật Học Huệ Quang, tập 4 trang 3303.

10Vì tượng Phật có đá màu hồng đỏ ửng

11 Tự Điển Phật Học Huệ Quang, tập 6 trang 5649.

12Mount Emei and Leshan Giant Buddha

13Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật và Bồ Tát của H.T. Thích Thanh Từ.

14Tự Điển Phật Học Huệ Quang, tập 4, trang 3231

15Tự Điển Phật Học Huệ Quang, tập 6, trang 5603.

16Tự Điển Phật Học Huệ Quang

17Đôi Điều Về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tác giả Thích Thiện Bảo.

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 185 - 190)