Bái Kinh Đà

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 145 - 148)

XVI. Cửu Hoa Sơn

02.Bái Kinh Đà

Điểm đầu tiên hôm nay mà đoàn đến là Bái Kinh Đài. Vì chùa ở trên đỉnh núi cao, nên tất cả đều phải sắp hàng theo thứ tự để đi cáp treo. Chờ cáp treo ở đây cũng khá lâu. Ngồi trong cáp treo nhìn ra ngoài trông cảnh núi đồi chập chùng san sát nối liền nhau, thật là đẹp mắt. Càng lên cao chừng nào, nhìn chung quanh và rồi nhìn xuống, mới thấy được cảnh trí thiên nhiên do tạo hóa tạo nên, phong cảnh thật là tuyệt đẹp, thơ mộng, giống như một bức tranh thủy mạc. Mỗi một cáp treo vừa chỗ cho 6 người ngồi. Và mỗi lần lên xuống là 3 cáp treo. Cho nên số người đi phải chờ đợi lên từng đợt một. Trong cáp treo có tiếng đờn nhạc trổi mà không có lời ca. Thật là:

Ngồi cáp, nhạc reo nhìn ngắm cảnh Gộp đá cheo leo vạn tượng hình Núi xanh sương phủ ngàn mây trắng

In bóng nhàn du cảnh lịch thanh.

Mọi người đến Bái Kinh Đài vào lúc 9giờ. Bái Kinh Đài được xây dựng vào cuối đời nhà Minh, tức đầu nhà Thanh. Vị trụ trì hiện nay là Thượng Tọa Thích Thánh Minh. Ngài nầy có nhiều chức vụ, hiện là Bí Thư của Cửu Hoa Sơn. Vì đi từng đợt, nên số người đi lên trước, họ đi thẳng vào trong chùa. Hòa Thượng và một số người khác đi lên sau. Tôi đi chung với số người lên trước. Khi chúng tôi đến đây, dù mới 9 giờ sáng, mà đã có rất đông du khách có mặt nơi đây rồi. Chúng tôi thấy, nơi đây, có hai dấu chân

in dưới đá thật lớn, đó là hai dấu chân của hóa thân Địa tạng Vương Bồ Tát. Tức là Ngài Kiều Giác người Triều Tiên như đã nói ở trên. Hai dấu chân ở phía trước bàn Phật trong chánh điện. Mọi người chen chúc nhau để đứng vào vị trí của đôi chân nầy để lạy Phật. Họ cho như vậy là được phước rất lớn. Chánh điện không được rộng lớn lắm mà số người quá đông, họ chen lấn nhau gần như muốn nghẹt thở. Tôi không chịu nổi cảnh nầy, đành phải bước ra ngoài.

Khi bước ra ngoài, đến bên thành đá tường ở phía trước chùa nhìn xuống núi, chao ôi! sao mà nó sâu thăm thẳm. Khi ấy, tôi có một ý nghĩ, đường lên núi cao vút, chập chùng quanh co, nếu như đi bộ không mang gì hết, e rằng không dễ gì đi được. Thế mà không biết sao, người ta tạo được cảnh Già lam khang trang nguy nga tráng lệ như thế nầy? Không phải chỉ có nơi đây thôi, mà hầu hết những ngôi chùa ở trên đỉnh núi cao đều như thế cả. Thế mới biết, công trình của người xưa làm, thật là một kỳ công tuyệt hảo. Không phải có phương tiện kỹ thuật máy móc như bây giờ mà không hiểu sao người ta có thể di chuyển những vật liệu lên đây để xây cất cho được? Đâu phải chỉ xây cất đơn giản dã chiến sơ sài. Mà là một công trình rất quy mô vĩ đại. Công trình nầy, nếu như xây cất ở dưới mặt đất bằng phẳng, thì cũng là một việc rất khó khăn chớ không phải dễ dàng. Nói chi là ở trên cao tận cùng của đỉnh núi.

Ngắm nhìn ngôi chùa nơi đây, cũng như những nơi khác ở trên đỉnh cao như thế nầy, tâm trí tôi cứ nghĩ mãi và cứ tự hỏi mà không tìm ra câu giải đáp thỏa đáng. Nếu chỉ làm bằng sức người, khuân từng cục gạch lên đây hay vác từng cây cột, nói chung là mọi vật liệu nặng nhẹ đều có đủ, thì thử hỏi làm cách nào mà họ mang lên trên nầy cho được. Như bây giờ có cáp treo, người ta còn có thể di chuyển được. Ngày xưa làm gì có cáp treo? Do nghĩ như thế, tôi vô cùng bái phục người xưa. Khối óc và tay chân của họ, thật không phải vừa. Quả đúng với câu: “Dùng sức người sỏi đá cũng phải thành cơm”.

Mãi suy nghĩ vẫn vơ, mọi người đã lễ xong. Sau đó, Hòa Thượng và một số người đã lên tới. Hôm nay, thầy trụ trì đi vắng, nên có một thầy thay mặt tiếp đón Hòa Thượng và phái đoàn. Thầy nầy mời Hòa Thượng và mọi người vào phòng khách uống trà giải khát. Được biết, hiện nay thầy trụ trì đang dự định kiến tạo ngôi Vạn Phúc điện. Sau đó, Hòa Thượng và mọi người qua chánh điện để hành lễ. Hành lễ xong, đoàn đi tham quan một vài nơi như: Vạn Phật Ngọc Điện và Pháp Hoa Điện… Xong rồi, Hòa Thượng và một số người ngồi kiệu đi lên Thiên Thai Đài.

Bái Kinh Đài đã là cao quá rồi, bây giờ còn phải lên Thiên Thai Đài nữa. Quý vị cứ thử tưởng tượng nó cao cỡ nào. Đứng từ Bái Kinh Đài nhìn lên Thiên Thai Đài, phải ngước mắt cao lên mới thấy rõ. Tôi và một số người trong đoàn quyết chí đi bộ. Những người đi bộ lên xuống dập dìu như trẩy hội, thật là vui nhộn. Kẻ khiêng kiệu, người đi bộ, cứ đi từng chập rồi ngồi nghỉ mệt. Ở Bái Thiên Đài, tính từ mặt biển trở lên chiều cao là 1.300m. Từ chỗ trạm cáp treo lên Bái Kinh Đài, gồm có 1.196 nấc thang đá leo lên. Chính nơi nầy là chỗ ẩn thân của hóa thân Địa Tạng ẩn tu trên 70 năm và Ngài có lưu lại dấu chân in vào đá như đã nói ở trên. Nhân cảnh nầy tôi có làm bài thơ như sau:

Bái Đài Cảm Tác

Hoa Sơn in bóng một Hàn nhơn Tầm đạo khổ tu dạ chẳng sờn Hơn bảy mươi năm trên đảnh núi

Trần đời bất nhiễm chí keo sơn Hóa thân Bồ tát tên Địa Tạng Lưu dấu đôi chân cứu độ nhơn Du khách Bái Đài đông hội chợ Quyết lòng Lễ bái đấng chơn nhơn.

---o0o---

03. Thiên Thai Đài

Lên đến Thiên Thai Đài, nhìn đồng hồ tay, bấy giờ là đúng 11 giờ trưa. Bước vào Đại Hùng Bảo Điện, người hướng dẫn cho biết, Điện Phật nầy đã xây từ đời Tống cách đây khoảng một ngàn năm. Điện Phật rất khang trang rộng lớn. Điện thờ Tam Thế Phật. Đây là nơi cao nhứt ở Cửu Hoa Sơn. Khi tôi đang ngồi ghi những dòng chữ nầy, thì Hòa Thượng đến bên tôi và nói: “Thật đây là một kỳ công không thể nào tưởng tượng nổi. Họ làm bằng cách nào có thể chuyển những vật liệu lên đây để tạo dựng nên một ngôi chùa to lớn như thế nầy”. Không ngờ sự thắc mắc của tôi cũng trùng hợp với

sự thắc mắc của Hòa Thượng. Hòa Thượng trầm trồ khen ngợi công trình xây cất vĩ đại nầy hết lời.

Tham quan xong nơi đây. Hòa Thượng và những người đi bằng kiệu khiêng trở xuống chỗ kiệu khiêng để đi xuống trạm cáp treo. Tôi và một số người đi bộ cũng theo họ trở xuống. Đến trạm cáp treo mọi người đứng sắp hàng chờ đợi cũng khá lâu. Tôi có làm bài thơ diễn tả cảnh nầy như sau:

Chờ Cáp treo

Đoàn người bước xuống đợi lên treo Kẻ bước, người đi nối gót theo Kẻ nói người cười như chợ nhóm

Thật là vui nhộn cảnh thang leo Núi cao người bước lòng không nản

Đến tận Thiên Đài chí sắt keo Thắng cảnh Hoa Sơn ngàn đậm dấu

An hòa đất Thánh cảnh non đèo

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 145 - 148)