Thành phần của nhẫn nhục Ba la mật.

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 177)

D. Nhìn li ạ

2/Thành phần của nhẫn nhục Ba la mật.

Người tu hạnh nhẫn nhục cần phải biết rõ động cơ xuất phát sân hận. Có 3 chỗ xuất phát : Thân, khẩu, ý. Muốn chế ngự khắc phục sự sân hận đó, chúng ta cũng phải từ 3 chỗ đó mà khắc phục.

a/ Về thân nhẫn, phải khắc phục, chịu đựng những nghịch cảnh như : đói khát, nắng mưa, nóng lạnh bất thường do sự đổi thay của thời tiết. Ngoài ra, còn phải chịu đựng khi cơ thể bị đau nhức, bệnh hoạn v.v…

b/ Về khẩu nhẫn, phải giữ cái miệng, khi gặp nghịch cảnh. Người xưa nói : “ Phải thủ khẩu như bình.” Hoặc: “Luận người ở đời như búa bén ở trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác”. Vì vậy cho nên ta phải cẩn thận ở nơi lời nói. Vì: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xưa nói : « nhẫn nhứt thời chi khí, miễn bá nhựt chi ưu ». Nghĩa là, chỉ nhẫn nhịn trong một hơi thở, thì khỏi phải lo sợ cả trăm ngày. Có lắm người phật tử tạo nhiều phước đức, nhưng bị cái lỗ miệng bất cẩn mà nó thiêu đốt hết trơn. Thế nên, muốn cho mọi việc chẳng lành đừng xảy ra, thì ta nên cố gắng gìn giữ ở nơi cái miệng, gọi là khẩu nhẫn.

c/ Thân nhẫn và khẩu nhẫn, tuy cũng quan trọng, nhưng nó không quan trọng bằng ý nhẫn. Vì xét qua 3 thành phần nầy, thì ý nhẫn mới là quan trọng nhứt. Nếu như gặp nghịch cảnh mà ta dằn được ở trong tâm, thì làm gì có chuyện bất tường xảy ra. Ta đã diệt trừ ở nơi cái gốc rồi. Thế nên, ý nhẫn thật hết sức quan trọng đối với những ai tập tu theo hạnh nhẫn nhục của Bồ tát. Điều quan trọng hơn nữa, ở đây ta cần phải lưu ý, là phải nhẫn nhục Ba la mật, tức là phải buông xả tất cả không ôm ấp, chất chứa trong lòng.

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 177)