Quán Âm Diệu Thiện: hình tượng nầy người ta dựa vào cốt truyện vua Diệu Trang Nghiêm có 3 người con gái, nàng con út tên là Diệu Thiện, tự cắt

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 116 - 119)

XIII. Phổ Đà Sơn

8.Quán Âm Diệu Thiện: hình tượng nầy người ta dựa vào cốt truyện vua Diệu Trang Nghiêm có 3 người con gái, nàng con út tên là Diệu Thiện, tự cắt

Diệu Trang Nghiêm có 3 người con gái, nàng con út tên là Diệu Thiện, tự cắt tóc móc mắt cứu vua cha. Đại đa số các học giả Trung Quốc cho rằng Quán Âm mang thân người nữ bắt đầu từ đây (?).

9. Quán Âm và Long Nữ: hình tượng nầy, ta thấy người ta tạc tượng bên

trái Quán Âm là Thiện Tài đồng tử, bên phải là cô gái trẻ đứng, đó là long Nữ.

10. Quán Âm Nam Hải: hình ảnh nầy người ta dựa vào một cốt truyện do

một vị Tăng đời Nguyên sáng tác. Tác phẩm nầy được truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIV. Và tác phẩm nầy đã được Việt hóa hoàn toàn. Đức Quan Âm nầy cũng có tên là Diệu Thiện sanh ở nước Hưng Lâm nhưng đi tu tại chùa Hương Tích (Việt Nam) và thành Phật tại đây. Vì Ngài cư trú nơi biển Nam nên gọi là Quan Âm Nam Hải.

Trong quyển Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tác giả Nguyễn Lang, có đoạn nói: “Quán Âm Thị Kính và Quán Âm Nam Hải chiếm một đức tin quan trọng trong đức tin của người dân quê Việt Nam. Thị Kính là hình ảnh của một lòng tha thứ bao dung và đức nhẫn nhục không bến bờ; còn Diệu Thiện là hình ảnh ý chí kim cương, một tình thương rộng lớn, bao trùm cả gia đình và nhơn loại…”16

Ngoài ra, việc tín ngưỡng đức Bồ Tát Quán Thế Âm qua việc dịch Kinh, ta thấy cũng bắt nguồn sớm nhứt ở Trung Quốc. Đầu tiên là Ngài Chi Cương Lương Tiếp dịch Kinh Pháp Hoa Tam Muội 6 quyển vào năm 225 Tây Lịch đời Ngô thuộc Tam Quốc (nay đã thất lạc). Ngài Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn cũng dịch phẩm Quán Thế Âm Phổ Môn trong Kinh Chánh Pháp Hoa vào năm 286 Tây Lịch. Ngài Cưu ma La Thập dịch phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa vào năm 406 Tây Lịch đời Dao Tần vân vân và vân vân… Còn và còn rất nhiều nhà dịch khác nữa mà chúng tôi không thể nào liệt kê ra hết ở đây được.

Phải thành thật mà nói, những nơi nầy, cũng như những ngôi Tam Bảo khác, tuyệt đại đa số là những cơ sở đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng. Thực chất, Phật pháp có kích thước chiều sâu của những thời đại trước, không còn nữa. Hầu hết, những nơi thắng cảnh ở Tứ Đại Danh Sơn, hiện tại được nhà nước chú trọng rất nhiều về mặt sửa sang trang hoàng để câu khách du lịch tiện bề thâu ngoại tệ.

Nhìn thấy cảnh đoàn người đốt hương nghi ngút khẩn cầu, Bồ Tát Quán Âm hiện ra cho họ thấy, bỗng dưng tôi cảm thấy xót xa trong lòng. Không phải xót xa vì tôi không tin Bồ Tát. Tôi rất tin tưởng ở nơi Ngài. Bởi vì Ngài là:

Quán Âm cứu khổ khắp trần gian Ứng hiện oai linh tợ ánh vàng Ngàn mắt xét soi ngoài cửu địa

Tay ngàn tế độ cảnh lầm than Nhành dương nhẫn nại qua cơn bão

Nước Tịnh từ bi chảy khắp tràn Kính nguyện ân sâu ghi tạc dạ Tâm nguyền trải rộng độ thênh thang.

Nhưng sự tin tưởng ở nơi Ngài, còn tùy theo trình độ nhận thức sâu cạn của mỗi người mà có những niềm tin khác nhau. Tôi tự hỏi: Chả lẽ Phật pháp ở nơi đây chỉ ngần ấy thôi sao?! Niềm tin tưởng vào Bồ tát, đó là điều đáng quý. Nhưng tin Bồ Tát không phải là bái lạy van xin mong Ngài hiện ra cho thấy. Nếu tin và cầu xin như vậy, thì thật là quá lầm lẫn. Vì Bồ Tát hiện ra phải có nhân duyên đặc biệt, chớ không phải lúc nào muốn thấy là thấy được. Nếu lúc đó, Bồ tát hiện ra, thì nói Bồ Tát linh thiêng. Ngược lại, nếu Bồ tát không hiện cho thấy, thì nói là Ngài không linh thiêng, hay không thương xót mình. Hiểu và tin nông cạn như thế, thì thật oan cho Bồ Tát quá! Người Phật tử mà đặt niềm tin một bề vọng ngoại như vậy, thì làm sao đúng với lời Phật dạy? Và nếu chỉ tin một bề khẩn cầu như thế, thì việc tu hành dứt trừ phiền não của chúng ta sẽ ra sao? Bồ Tát không muốn chúng ta phải ỷ lại nơi Ngài như vậy đâu. Lạy Ngài mà không hiểu và vâng theo lời Ngài dạy để thật hành cho đời ta hết khổ, thì việc lạy Ngài đó, quả thật không đúng như ý Ngài muốn.

Thí như trong gia đình cha mẹ có hai đứa con, một đứa, thì sáng nào cũng thỉnh cha mẹ ra ghế ngồi để nó bái lạy. Xem ra, thì coi như là nó có hiếu thảo lắm. Nhưng khi lạy xong, thì nó lại đi làm những chuyện bất lương tày trời gây ra nhiều tội lỗi như: cướp của, giết người v.v…Ngược lại, đứa

kia thì nó không làm như thế, nó chỉ biết cung kính cha mẹ trong lòng, tuy bề ngoài nhìn thấy nó không tỏ ra hiếu thảo, nhưng trong lòng nó ghi nhớ những gì mà cha mẹ nó dạy. Nó luôn luôn làm lành lo tu sửa bản thân, và làm những gì lợi ích cho người khác, tùy theo khả năng của nó có thể làm được, thì nó ra tay giúp ngay.

Như thế, qua hai đứa con đó, thử hỏi làm cha mẹ thương đứa nào nhiều nhất và lo cho đứa nào nhiều nhất? Chắc chắn là chúng ta đã có câu trả lời rồi. Cũng thế, người Phật tử cần phải học hiểu và vâng theo lời Phật dạy mà hành trì cho đúng. Nói thế, không có nghĩa là chúng ta khinh thường hình thức cúng bái. Đó là một nghi thức rất thiết yếu mà ta cần phải duy trì. Tuy nhiên, không phải chỉ thể hiện việc phô trương hình thức bề ngoài mà cho là đủ, mà cần phải thật hành tu sửa trong tâm. Như thế, thì Sự Lý mới dung thông. Trong Kinh Phật thường dạy: “Ngoài tâm cầu đạo, đó là ngoại đạo. Hoặc ngoài tâm tìm Phật đó là ma”. Trong Kinh Kim Cang Phật dạy:

“Nhược vĩ sắc kiến ngã Vĩ âm thanh cầu ngã Nhược nhơn hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai”.

Ý nghĩa của bài kệ nói rằng, nếu người nào cho thấy sắc tướng của Phật (qua hình tượng Phật cũng thế) gọi là thấy Phật, hay nghe âm thanh (tiếng Phật nói pháp hay văn tự cũng thế) của Phật rồi đi tìm Phật, kẻ nào mang tâm trạng đó, thì kẻ đó đang thật hành theo lối tà đạo, cứ như thế, thì suốt đời mãn kiếp không bao giờ gặp Phật. Chữ “Như Lai” trong bài kệ trên, ta chớ vội hiểu là đức Phật Thích Ca Mâu Ni ứng thân thị hiện ở Ấn Độ, mà Như lai ở đây có nghĩa là Phật chỉ cho Pháp thân, hay Phật tánh, (tức tánh thanh tịnh sáng suốt) mọi người đều sẵn có. Ta chỉ cần xoay trở lại tâm ta trực nhận cái thể tánh sáng suốt đó, thì mới thực sự là thấy Phật (kiến tánh).

Nếu không như thế, dù mình có mệnh danh là Phật tử đi chăng nữa, thì cũng chưa phải là người Phật tử chơn chánh. Không nên chạy theo phần hình thức sự tướng bên ngoài mà quên phần lý tánh. Như thế là ta tự đánh mất Tự Tánh Quán Âm trong tâm ta rồi. Một bề chạy tìm cầu Quán Âm bên ngoài như thế, thì thử hỏi làm sao thấy được? Theo tôi, dù Bồ Tát Quán Âm có hiện ra cho ta thấy dưới bất cứ dạng thức nào, cũng nhằm mục đích thức nhắc cho ta có đủ niềm tin để mỗi người tự lo thức tỉnh tu hành. Có như thế,

thì mới thực sự tin tưởng nơi Ngài. Vì bản thân Ngài, Ngài cũng nhờ nỗ lực tu hành mới thành đạt được đạo quả. Người Phật tử phải có cái nhìn thấu đáo như thế, thì mới tương ưng phần nào với đạo lý giải thoát. Nếu không, thì chúng ta chỉ là người đi mãi trong đau khổ để chờ Ngài cứu vớt mà thôi. Tin Ngài mà không hiểu Ngài, coi chừng ta sẽ mắc vào cái lỗi phỉ báng Ngài đó! Kinh điển đại thừa đã từng dạy chúng ta như thế.

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 116 - 119)