Khái quát về các loại giới luật.

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 173 - 174)

D. Nhìn li ạ

1/Khái quát về các loại giới luật.

Giới luật là căn bản của đạo giác ngộ giải thoát. Trong Tam Vô Lậu Học giới học đứng đầu. Người tu hành muốn tiến đến Phật quả, dù tại gia hay xuất gia cũng đều phải lấy giới luật làm đầu. Có nghiêm trì tịnh luật, thì Định Huệ mới phát sanh. Do đó, trong Giới Kinh nói :” Giới luật là mạng mạch của đạo pháp, giới luật còn, đạo pháp còn.”

Người tại gia và xuất gia. Người tại gia, Phật chế 5 giới và 8 giới. Người xuất gia, thì gồm có: Tỳ Kheo Tăng : 250 giới. Tỳ Kheo Ni : 348 giới. Sa Di và Sa Di Ni : 10 giới. Thức Xoa ma na ni ngoài việc giữ 10 giới còn phải giữ thêm 6 điều giới và tập 296 hạnh giới. Đây là các loại giới luật thuộc của hàng Thanh Văn, nói rõ hơn là giới Tiểu thừa. Còn giới Đại Thừa Bồ tát thì có khác.

Giới Bồ tát thì Phật chế bao gồm cho Phật tử tại gia và xuất gia. Thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo gọi là : “ Giới đạo tục thông hành “. Trong phạm vi của độ thứ hai nầy, chỉ nói về sự Trì giới Ba la mật của Bồ tát mà thôi. Nói chung giới Bồ tát gồm có 3 thứ : 1/ Nhiếp luật nghi giới. Nghĩa là giữ đúng 10 giới trọng và 48 giới khinh. 2/ Nhiếp thiện pháp giới. Nghĩa là sau khi lãnh thọ giới pháp rồi, nên cố gắng làm tất cả những điều lành, dù việc lành đó rất nhỏ nhặt. 3/ Nhiêu ích hữu tình giới. Nghĩa là Bồ tát làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, không có tâm phân biệt, trong khi thật hành.

Bồ tát trì giới có hai cách : Trì giới sai chánh pháp và trì giới đúng chánh pháp, nói cách khác là trì giới chấp tướng và trì giới không chấp tướng. Thế nào là trì giới chấp tướng? Người trì giới chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên trong thì rất nhiễm ô. Như háo thắng để được tiếng khen, hay tự cao tự đại cho mình giữ giới hơn người, tỏ thái độ hách dịch khinh người phạm giới v.v… Trì giới như thế không đúng hạnh trì giới Ba la mật của Bồ tát. Thế nào là trì giới không chấp tướng ? Dù giữ đúng giới luật đã thọ, nhưng người trì giới không khởi tâm chấp trước bất cứ điều gì chứng tỏ mình giữ giới hơn người.

Tóm lại, người giữ giới đúng đắn, không những lợi ích cho bản thân mình mà còn đem lại sự lợi lạc cho những người chung quanh. Nhứt là trong một đoàn thể, nếu như mỗi cá nhân biết tôn trọng và giữ gìn giới cấm đúng theo lời Phật dạy, thì sẽ góp phần đem lại sự tốt đẹp chung cho đoàn thể. Nhứt là đoàn thể hành hương của chúng ta mỗi người đã được thấm nhuần đạo pháp, thì chúng ta càng nên cẩn thận gìn giữ giới cấm nghiêm mật, để mọi người được tiếng thơm và lợi ích chung.

---o0o---

II / Thật Hành

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 173 - 174)