DANH XƯNG VÀ PHÂN NHIỆM CÁC NHÓM HÀNH HƯƠNG TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 170 - 172)

D. Nhìn li ạ

DANH XƯNG VÀ PHÂN NHIỆM CÁC NHÓM HÀNH HƯƠNG TRUNG QUỐC

HÀNH HƯƠNG TRUNG QUỐC

---o0o---

Vài Nét Về Ý Nghĩa Hành Hương

Hành hương là một cơ hội rất tốt để chúng ta có dịp mở rộng tầm mắt học hỏi và thưởng ngoạn những gì tai nghe mà mắt chưa thấy. Người ta thường nói, tai nghe không bằng mắt thấy. Những danh lam thắng tích như Tứ Đại Danh Sơn và các ngôi Đại Già Lam Phật giáo Trung Quốc trải qua hằng ngàn năm có một giá trị lịch sử về mọi mặt, nhứt là về mặt văn hóa. Có những ước vọng mà cả đời người từ khi sanh ra cho đến khi nhắm mắt chưa bao giờ được toại nguyện. Dù sự ước vọng đó rất là đơn giản. Hôm nay, hội đủ duyên lành rất lớn, nên chúng ta mới có dịp đi chiêm bái qua một vài thắng tích Phật giáo nổi tiếng ở Trung Quốc. Điều diễm phúc hơn nữa là chúng ta đi trong một phái đoàn mà do một bậc Thầy có đầy đủ đức độ và có nhiều kinh nghiệm trong việc hành hương hướng dẫn. Việc hành hương, ngoài ý nghĩa bổ ích phần ngoại diện cho việc thu thập kiến thức, thưởng ngoạn, nó còn mang một ý nghĩa thâm sâu về mặt hướng dẫn tâm linh, thể hiện làm tăng trưởng Bồ Tát hạnh; vì Bồ Tát đa hạnh và đa dạng dưới nhiều hình thức làm lợi ích cho chúng sanh. Nói cách khác cụ thể hơn, trong khi đi, chúng ta cũng mang sứ mạng của một người thật hành công hạnh của Bồ Tát, mang nguồn vui chánh pháp gieo rắc đến cho mọi người, để cho họ hiểu và thấm nhuần pháp lạc.

Để cho việc hành hương của chúng ta có nhiều ý nghĩa trong ý nghĩ, lời nói, việc làm, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn, theo tôn ý của Hòa Thượng Trưởng Phái đoàn thì, tất cả người đi được chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm là 10 người. Trong 10 người nầy, có một người làm trưởng nhóm. Danh xưng của mỗi nhóm, lấy Lục Độ, tức 6 pháp Ba La Mật mà đặt tên. Từ Độ thứ nhứt là Bố Thí v.v… cho đến Độ cuối là Trí Huệ. Ở đây, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên biện biệt rõ về ý nghĩa của bố thí và cúng dường. Nếu

không, thì dễ gây ra sự hiểu lầm. Hai từ ngữ nầy, xét kỹ nó khác nhau. Khác nhau trong cung cách, thái độ và ý nghĩa.

Ai cũng biết, động lực thúc đẩy bố thí là từ bi. Vì thương người, thương vật mới bố thí. Thâm nghĩa của nó là buông xả, không dính mắc chấp trước vào hành động và sự vật. Theo nghĩa thường, thì nó mang tính xã hội phổ cập đại chúng có tánh cách từ thiện tu phước nhiều hơn. Ngược lại, cúng dường, xét từ căn nguyên của nó, thì nó có nghĩa là nuôi lớn. Vì cúng dường là đọc trại âm của chữ Hán là cung dưỡng. Cung là cung cấp; dưỡng là nuôi nấng hay phụng dưỡng. Phụng dưỡng ở đây, ngoài ý nghĩa thông thường, như con có hiếu phụng dưỡng vật chất, chăm sóc cho cha mẹ ra, nó còn mang một ý nghĩa rất thâm sâu về nội tâm. Trong Kinh thường nói : “trưởng dưỡng Pháp thân huệ mạng, hay nuôi lớn căn lành”. Xét bề ngoài, nó còn biểu hiện cung cách, thái độ rất kính trọng đối tượng, phát xuất từ thâm tâm của người cúng dường. Thí dụ : người ta nói, bố thí chén cơm manh áo cho những kẻ tàn tật cơ hàn, chớ không ai nói là cúng dường cho những kẻ đó. Vì vậy, đối tượng của sự cúng dường phải là đối tượng được kính trọng. Nói thế, không có nghĩa là đối tượng của sự bố thí không được kính trọng, có thái độ xem thường khinh rẽ họ. Nhưng sự kính trọng xuất phát từ thâm tâm của hai việc làm mang hai ý nghĩa khác nhau. Như một người mang phẩm vật tới chùa dâng lên cho Tam Bảo hay chư Tăng, Ni , thì họ không thể nói là bố thí cho Tam Bảo hay cho chư Tăng Ni, mà phải nói một cách rất cung kính thành tâm là cúng dường Tam Bảo và cúng dường chúng Tăng.

Như vậy, sự khác biệt giữa hai từ ngữ nầy, ta cần hiểu rõ và ứng dụng cho đúng nơi, đúng chỗ, tùy thời, tùy lúc và đúng với việc làm của chúng ta. Còn một điều nữa , chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ ràng về phẩm vật cúng dường hay bố thí là tịnh tài và bất tịnh tài. Nếu không, thì cũng dễ gây ra sự ngộ nhận. Phàm nói tịnh tài, tức là tiền bạc hay của cải chính do ta tạo ra bằng công lao mồ hôi nước mắt của ta. Không phải món vật mà mình tạo ra bằng cách phi nghĩa. Như lường gạt hay trộm cướp v.v…của người ta rồi mình đem bố thí hay cúng dường. Như thế, thì những vật nầy được gọi là Tịnh tài. Ngược lại, là vật Bất tịnh tài.

Để mọi người hiểu rõ hơn về nhiệm vụ và sự sinh hoạt của từng nhóm, sau đây, chúng tôi xin tạm nêu ra một vài yếu kiện thực hiện qua hai phần lý thuyết và thực hành như sau:

I / Lý Thuyết

Một phần của tài liệu Hanh-Huong-Tu-Dai-Danh-Son-Trung-Quoc-TT-Thich-Phuoc-Thai (Trang 170 - 172)