Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo của huyện

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 49 - 53)

2.2.2.1. Quy mô trường lớp

Bảng 2.1. Quy mô phát triển GD THPT huyện Tây Sơn giai đoạn 2016 - 2019

Tên trường THTP Tây Sơn THPT Võ Lai THPT Nguyễn Huệ Tổng (Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định)

Quy mô trường lớp các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tiếp tục được ổn định, tuy nhiên số lượng HS có mức tăng giảm không đồng đều qua các năm học. So với năm học 2016 - 2017 thì số lượng các lớp trong năm học 2018 - 2019 ở các trường THPT trên địa bàn có mức giảm từ 77 lớp giảm còn 75 lớp; từ 3044 học sinh giảm còn 2959 HS nghĩa là giảm 5 lớp với 257 học sinh. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số HS gặp khó khăn trong việc học, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nghề nông, nhiều HS phải nghỉ học để ở nhà hoặc đi xa để phụ giúp gia đình.

Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được điều chỉnh hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn huyện có 58 trường (mầm non, mẫu giáo: 17; tiểu học: 22; trung

học cơ sở: 15; trung học phổ thông: 4; tăng 02 trường mầm non, mẫu giáo so với năm 2013; có 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 1trung tâm bồi dưỡng chính trị và 15 trung tâm học tập cộng đồng. Các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện đều được cấp kinh phí hoạt động, có xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng, quý, cuối năm được tổ chức đánh giá, xếp loại theo quy định. Năm 2017, qua đánh giá có 11/15 trung tâm đạt loại tốt (chiếm tỷ lệ 73,3%), 02 khá và 02 trung bình (năm

2013, có 4 trung tâm hoạt động có hiệu quả) [5].

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại giai đoạn 2016 - 2019 của HS các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Tên trường Năm học 2016 – 2017 THPT Võ Lai THPT Tây Sơn THPT Nguyễn Huệ Năm học 2017 – 2018 THPT Võ Lai THPT Tây Sơn THPT Nguyễn Huệ Năm học 2018 – 2019 THPT Võ Lai THPT Tây Sơn THPT Nguyễn Huệ (Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định)

Qua bảng 2.2 có thể thấy: Chất lượng dạy và học của các cơ sở giáo dục được nâng cao; tỷ lệ HS đạt học loại khá, giỏi hàng năm tăng, hạnh kiểm khá, tốt luôn ở mức cao, tuy mức tăng giảm chưa ổn định..

Mặt khác, theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXtrình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, tháng 2/2020 cũng cho thấy: Tỷ lệ HS đi học trong độ tuổi ở các bậc học được duy trì ở mức cao; Giữ vững kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập trung

học cơ sở mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 34/55 trường đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tiếp tục được đẩy mạnh. Trong nhiệm kỳ, đã tổ chức 68lớp dạy nghề cho 1.444 lao động nông thôn. Việc thực hiện chính sách đào tạo, đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao được quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn 2016 – 2019, đã có 444 đề tài, sáng kiến trên lĩnh vực giáo dục từ bậc mầm non đến trung học cơ sở được áp dụng vào thực tiễn; 27 đề tài khoa học được các địa phương, đơn vị ứng dụng vào một số ngành như:

Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, y tế, giáo dục, sử dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015; cổng thông tin điện tử của huyện được nâng cấp, hoạt động có hiệu quả, giúp cho công tác quản lý hành chính nhà nước ngày càng tốt hơn... góp phần phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.2.2.3. Tình hình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định kết quả thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong đó nêu rõ đối với cấp trung học: Triển khai tốt việc tổ chức và quản lý sinh hoạt chuyên môn qua website “Trường học kết nối”. Có 100% cán bộ quản lý và giáo viên sử dụng hộp thư điện tử email, 100 % giáo viên soạn giáo án trên máy vi tính, đa số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ra đề kiểm tra, đề thi, triển khai việc tích hợp, lồng ghép sử dụng các công cụ công nghệ thông tin vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học; triển khai phần mềm quản lý sổ điểm điện tử ở tất cả các trường.

chuẩn Quốc gia (so với năm 2013 tăng 1 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông). Từ đó, có thể thấy đội ngũ giáo viên ở địa phương có trình độ và am hiểu về công nghệ thông tin, dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học nói chung và việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác GDTTCMĐP nói riêng một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

Trong các giải pháp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - giáo dục ở địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Tây Sơn đã đưa ra mục tiêu: “Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, du lịch; tiếp tục khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để phục vụ phát triển du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; nâng cấp, tôn tạo các công trình di tích lịch sử, văn hóa, khu sinh thái; phát triển các lò võ cổ truyền, làng nghề truyền thống của địa phương; các sản phẩm, hàng lưu niệm đặc trưng của huyện để phục vụ du lịch, xây dựng các tuyến du lịch của huyện kết nối các tuyến du lịch của tỉnh và cả nước.” Chính quyền địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư nâng cấp các công trình di tích lịch sử

-văn hóa phục vụ phát triển du lịch, như: Nâng cấp và mở rộng Bảo tàng Quang Trung, Đền thờ thân phụ thân mẫu Tây Sơn Tam kiệt, Khu chứng tích Gò dài, Đài tưởng niệm Liệt sĩ Thuận Ninh; nâng cấp đường vào các lò võ Hồ Sừng, Phan Thọ; mở rộng tuyến đường vào các khu di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Tiến hành lập quy hoạch xây dựng các khu trang trại kết hợp với du lịch sinh thái tại xã Tây Phú, từ Đài Kính Thiên đến xã Vĩnh An…

Rõ ràng, đây chính là những cơ sở ban đầu giúp nhà trường và chính quyền địa phương có điều kiện tốt để thực hiện công tác GDTTCMĐP đặc biệt là thông qua hoạt động GDNGLL. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống được chú trọng; kỷ cương, nền nếp trường học tiếp tục được duy trì và củng cố.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phươngthông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 49 - 53)