(Xi – Yi)2 : Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng cần so sánh N:Tổng số đơn vị cần so
Bảng 3.4. Hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi Biện pháp Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 ∑(Xi – Yi)2= 8
Áp dụng công thức Spearman và các đại lượng kết quả nghiên cứu ta có: R=1-
7(49 – 1)
Kết quả thu được hệ số R≈0,86 đã khẳng định mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định mà tác giả đề xuất là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau.Việc chỉ ra sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh là rất cần thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu và thực tiễn. Qua kết quả khảo nghiệm trên đây đã khẳng định tính khả thi và sự cấp thiết của các biện pháp QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh được đề xuất hoàn toàn có thể thực hiện được tại các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn; với nguyên tắc kế thừa, thực tiễn, đồng bộ để xây dựng biện pháp, trong chương 3 tác giả đã đề xuất 7 biện pháp QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL:
Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL
Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho GVCN và người làm công tác Đoàn
Đa dạng hóa các hình thức, nội dung GDTTCMĐP cho học sinh trong nhà truờng
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL
Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL
Tăng cường kiểm tra – đánh giá công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL
Huy động các nguồn lực để thực hiện hiệu quả nội dung, chương trình GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL.
Đối với mỗi biện pháp, tác giả đã phân tích rõ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp. Đồng thời tác giả cũng đã khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy đa số CBQL, GV được hỏi ý kiến đều cho rằng các biện pháp đề xuất là cấp thiết và khả thi, có thể nhanh chóng áp dụng trong QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của NT. Đồng thời, khi áp dụng các biện pháp cần tạo sự đồng thuận trong toàn thể NT và đổi mới chính mình để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và QL của bản thân.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL và kết quả khảo sát đánh giá thực trạng các vấn đề nghiên cứu trong luận văn, tác giả luận văn rút ra một số kết luận về vấn đề nghiên cứu như sau:
Luận văn đã thực hiện nghiên cứu một cách có hệ thống, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL. Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng nhận thức và các nội dung QL có liên quan, tác giả nhận thấy: Đa số CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL và quản lý công tác này. Đồng thời, các nhà trường đã thực hiện tương đối tốt việc QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh. Đa số CBQL, GV đã nhận thức được mức độ quan trọng của các chức năng quản lý trong chu trình quản lý và đã phối hợp nhiều lực lượng để thực hiện công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh.
Tuy nhiên, trong chương 2, tác giả cũng đã xác định được những tồn tại trong công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL và quản lý công tác này: Còn một bộ phận nhỏ CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và của nhà trường. GV ít được bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn về công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL. Trong các chức năng QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL thì chức năng lập kế hoạch bị xem nhẹ hơn các nội dung khác, nhà trường cũng chưa có nhiều chính sách riêng cho những giáo viên thực hiện công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL.
Tác giả cũng đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế cần giải quyết, từ đó đề xuất 7 biện pháp QL công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL . Với mỗi biện pháp đề xuất tác giả đã phân tích rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp.
Để có thể áp dụng các biện pháp đề xuất vào thực tiễn QL, tác giả đã tổ chức khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp này. Sau khi xử lý số liệu nhận thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cấp thiết và khả thi cao. Như vậy, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, mục đích nghiên cứu cũng đã đạt được, giả thuyết khoa học đã được kiểm chứng. Trong điều kiện hiện nay, các biện pháp đề xuất có thể được vận dụng tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định một cách toàn diện, đồng bộ sẽ có tác dung hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện.