Giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc, lòng yêu hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc, ý thức hợp tác

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

8 Tổng

Kết quả khảo sát cho thấy, về phía HS THPT, nội dung GDTTCMĐP được các em cho rằng được triển khai thực hiện nhiều nhất là giáo dục vềNhững tấm gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực đời sống, sống, làm việc, học tập theo tấm gương Bác Hồ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lòng nhân ái bao dung”, ĐTB là 3,78, tương ứng với mức thường xuyên được thực hiện. Cụ thể, có 92 HS lựa chọn ở mức thường xuyên (chiếm 47,7%); mức thỉnh thoảng có 43 HS lựa chọn (chiếm 22,3%); có 41 HS cho rằng rất thường xuyên được thực hiện (chiếm 21,2), chỉ có 6 HS cho rằng không bao giờ thực hiện (chiếm 3,1%) [Bảng 2. PL2].

Tiếp đến là giáo dục về “Giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc , lòng yêu hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc, ý thức hợp tác” (ĐTB = 3,77; mức thường xuyên). Cụ thể: có 92 HS cho rằng hoạt động GD được triển khai ở mức thường xuyên (chiếm 47,2%); 44 HS cho rằng rất thường xuyên thực hiện (chiếm 22,8%); 37 HS đánh giá ở mức bình thường (chiếm 19,2%), rất ít HS cho rằng hiếm khi và không bao giờ thực hiện [Bảng 2. PL2].

Nội dung tiếp theo cũng được HS đánh giá tương đối cao là giáo dục về “Ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng các nét văn hóa mới tốt đẹp”, ĐTB nội dung này là 3,74 điểm, tương ứng mức thường xuyên triển khai thực hiện. Cụ thể: 98 HS cho rằng hoạt động được thực hiện thường xuyên (chiếm 50,8%); 36 HS cho rằng thực hiện ở mức rất thường xuyên (chiếm 18,7%) [Bảng 2. PL2]. Các nội dung khác như giáo dục về sự “Kế thừa tinh thần cần cù, chịu khó, khắc phục khó khăn trong học tập, lao động (ĐTB = 3,72); “Tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương, tổ quốc” (ĐTB = 3,70) cũng được HS đánh giá ở mức thường xuyên được thực hiện. Riêng nội dung giáo dục “Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoài xâm, ý thức tự cường dân tộc, lí tưởng cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường” là nội dung có điểm trung bình đánh giá thấp nhất (ĐTB = 3,39), tương ứng mức độ thỉnh thoảng được triển khai thực hiện để giáo dục cho HS. So sánh về ý kiến đánh giá của HS việc triển khai thực hiện các nội dung GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (do giá trị của P = 0,36 > 0,05), nghĩa là nội dung thực hiện giữa các trường về cơ bản không có sự khác biệt nhiều [Bảng 1. PL3].

So với HS, về phía CBQL và GV ở các trường đánh giá việc thực hiện các nội dung GDTTCMĐP cho HS các trường trong thời gian qua ở mức cao hơn (ĐTB là 3,75 so với 3,68). Trong đó, nội dung giáo dục được CBQL và GV cho rằng thực hiện nhiều nhất trong thời gian qua là “Ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng các nét văn hóa mới tốt đẹp”

(ĐTB = 3,91), ở các nội dung còn lại đều được đánh với mức điểm tương đối cao và dao động trong mức ý nghĩa là thường xuyên được thực hiện.

Mặc dù có sự chênh lệch nhất định về điểm trung bình trong cách đánh giá giữa HS với CBQL và GV về thực trạng thực hiện các nội dung GDTTCMĐP, song sự chênh lệch này là không cao và số ĐTB chung đạt được đều có ý nghĩa ở mức thường xuyên theo tiêu chí thang đo. Do vậy, có thể khẳng định trong thời gian qua các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã thực hiện rất tốt các nội dung GDTTCMĐP cho HS THPT.

Bảng 2.6. Mức độ hiệu quả nội dung GDTTCMĐP

Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Tổng

Đánh giá chung về tính hiệu quả của các nội dung GDTTCMĐP thông qua HĐNGLL cho HS, kết quả bảng 2.6 cho thấy cả hai nhóm khách thể khảo sát đều đánh giá ở rất tốt và tốt tương đối cao. Cụ thể, phía HS có 54,9% cho rằng hoạt động là tốt và rất tốt, 36,3% cho rằng hiệu quả ở mức trung bình, chỉ có 8,8% cho rằng chưa tốt. Trong khi đó, phía CBQL và GV cho rằng nội dung các hoạt động GD được triển khai tốt và rất tốt là 66,4%; 24,5% cho rằng đạt ở mức trung bình và 9,1% cho thấy chưa mang lại hiệu quả.

2.3.3. Thực trạng về hình thức thực hiện giáo dục truyền thống cáchmạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Để triển khai các hoạt động GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS, các trường THPT ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã áp dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua công tác chủ nhiệm; Thông qua sinh hoạt tập thể: chào cờ, trải nghiệm, ngoại khóa, vui chơi, ...; Thông

qua các hoạt động của Đoàn TN; Thông qua sinh hoạt truyền thống nhân các ngày lễ lớn trong năm, các chủ điểm tháng, … được biểu thị ở bảng thống kê 2.7 dưới đây.

Bảng 2.7. Hình thức GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL

TT

Nội dung

1 Thông qua công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w