Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 73)

13 Công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ

2.4.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho

học sinh các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của nhà trường là chức năng đầu tiên của nhà quản lí. Công tác lập kế hoạch cho công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ở trường THPT là chức năng của BGH nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Việc thực hiện các nội dung GDTTCMĐP cho học sinh được tiến hành thông qua các hoạt động GDNGLL. Do tính chất quan trọng đòi hỏi nhà quản lí phải xây dựng các loại kế hoạch khác nhau như kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết, kế hoạch thường xuyên... cho việc thực hiện thực hiện công tác GDTTCMĐP. Điều này không những liên quan tới nhận thức tới CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác GDTTCMĐP cho HS mà còn liên quan đến quỹ thời gian cho xây dựng các loại kế hoạch và tính chất phức tạp của các loại kế hoạch gắn với các hoạt động GDNGLL.

Bảng 2.13. Thực trạng lực lượng tham gia lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL

Thành phần

Tổng

10090 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Biểu đồ 2.1. Thực trạng lực lượng tham gia lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL

Thông qua bảng số liệu trên tác giả nhận thấy 100% CBQL, GV được hỏi đều cho rằng Hiệu trưởng nhà trường là người lập kế hoạch công tác GDTTCM thông qua hoạt động GDNGLL; 99,1% CBQL, GV cho rằng phó hiệu trưởng là người tham gia vào việc lập kế hoạch công tác này. Ngoài ra, 53,6% CBQL, GV cho rằng có sự tham gia của tổ trưởng bộ môn Lịch sử khi lập kế hoạch; 42,7% CBQL, GV cho rằng có sự tham gia của bí thư đoàn TNCSHCM, tiếp đến có sự tham gia của GV dạy lịch sử chiếm 13,6% và GVCN lớp với 11,8%. Rõ ràng, có nhiều lực lượng tham gia vào việc lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL từ CBQL cấp

thuận trong tập thể nhà trường khi kế hoạch được đông đảo GV có liên quan xây dựng và biết đến. Tuy nhiên, theo tác giả nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử cũng như GVCN lớp

tham gia vào việc lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL vì GV dạy môn Lịch sử là người có nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến truyền thống cách mạng của đất nước cũng như ở địa phương, bên cạnh đó, GVCN lại là lực lượng quan trọng gần gũi, nắm được tình hình của tập thể HS cũng như những nguyện vọng, sự tiến triển và nhu cầu của từng HS để đề ra những kế hoạch phù hợp nhất với từng em cũng như từng lớp học.

Bảng 2.14. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung trong việc lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh

Nội dung

Phân công nhiệm

vụ cụ th ể

từng thành

đảm nhi ệm tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS Xác định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể Xây chương hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ và học Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao lượng giáo

toàn diện, kiểm tra đánh giá, phối hợp các lực lượng Chuẩnbị thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật phương tiện để tổ chức có hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa

Số liệu ở bảng trên cho thấy việc đánh giá hoạt động lập kế lập công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS ở các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được đánh giá ở mức độ thường xuyên với điểm trung bình là 3.94. Phân tích một cách cụ thể có thể thấy:

Nội dung “Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể” khi lập kế hoạch được thực hiện thường xuyên hơn các nội dung khác với ĐTB 4,04. Đây được xem là nội dung quan trọng trong công tác lập kế hoạch, nếu xác định được các yếu tố này sẽ giúp cho đội ngũ CBQL, GV, HS chủ động thực hiện được các nội dung công việc và uốn nắn, chỉnh sửa khi có vấn đề phát sinh. Nội dung “Chuẩn bị các thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật phương tiện để tổ chức có hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS” được đánh giá ở mức độ thấp nhấp với điểm trung bình là 3,82 và thấp hơn điểm trung bình của chức năng lập kế hoạch là 3,94. Rõ ràng, việc xác định các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật như tranh ảnh, loa, mic, máy tính, .... để chuẩn bị, hỗ trợ cho

công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL hầu như chưa được chuẩn bị chu đáo. Qua khảo sát, tác giả cũng nhận thấy có một số ý kiến cho rằng nhà trường không bao giờ “Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên đảm nhiệm công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS” chiếm 0,9% và hiếm khi “Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kiểm tra đánh giá, phối hợp các lực lượng” chiếm 2,7% và “Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ và năm học” chiếm 0,9%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL vì khi không được phân công nhiệm vụ, thậm chí là hiếm khi được bồi dưỡng và xây dựng chương trình cụ thể thì các lực lượng tham gia không thể biết được vai trò, nhiệm vụ, không thể nâng cao năng lực chuyên môn, do đó dễ dàng mất phương hướng khi thực hiện công việc được giao.

2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức - thực hiện giáo dục truyền thốngcách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 73)