6 Sự quan tâm, phối hợp của các
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và kế thừa
Biện pháp đưa ra phải cân nhắc đến tính vừa sức với các cân đối vật chất hiện có và biện pháp nào đưa đến kết quả cao nhất với việc chi tiêu tài chính nhỏ nhất sẽ được lựa chọn. Các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế hoạt động của nhà nước đang chi phối... cũng được tính đến, tránh những tổn thất không đáng có xảy ra. Nghĩa là: Nguồn lực thực hiện biện pháp ở mức thấp nhất nhưng cho kết quả tốt nhất, hiệu quả ở đây không chỉ đạt được sự phát triển nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý mà còn là sự chuyển biến về nhận thức của các cấp quản lý, sự trưởng thành về mọi mặt của nhà trường, của đội ngũ giáo viên, học sinh. Bên cạnh đó, kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, các biện pháp đề ra phải dựa trên quan điểm kế thừa và phát triển, có sự tiếp nối giữa các biện pháp đã, đang thực hiện và những biện pháp đang được đề xuất. Đồng thời, những nội dung thực
hiện phải dựa trên kết quả đã đạt được, từ kinh nghiệm của những việc đã làm, đã triển khai từ trước về QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, nội dung nào làm chưa tốt, chưa hoàn thiện, chưa theo đúng quy trình phải được điều chỉnh, nội dung nào thiếu phải bổ sung. Vì vậy, các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn với những quy định, những biện pháp đã thực hiện mà phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các biện pháp đã tiến hành.Đồng thời, có sự cải tiến để phù hợp, đáp ứng các yêu cầu QL công tác GDTTCM thông qua hoạt động GDNGLL. Việc xây dựng các biện pháp QL đảm bảo tính kế thừa sẽ tránh được tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ và đề xuất được các biện pháp mới dựa trên những biện pháp đã và đang thực hiện. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, người nghiên cứu cần nắm vững ưu điểm, nhược điểm của từng biện pháp, từ đó xây dựng biện pháp mới dựa trên các biện pháp đã có và bổ sung các nội dung mới chưa từng có trước đó.