Thực trạng nhận thức về quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chọ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

13 Công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ

2.4.1. Thực trạng nhận thức về quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chọ

học sinh các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL về QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 110 CBQL và GV ở 3 trường, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL

Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, đa số CBQL và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL với tỉ lệ 75,5%. Khi CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này thì họ sẽ chủ động học hỏi, trau dồi kiến thức, sáng tạo trong công tác của mình nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL. Bên cạnh đó, họ

sẽ có sự đầu tư để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như có trách nhiệm hơn trong các công tác liên quan để hoàn thành được mục tiêu QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số CBQL, GV xem nhẹ công tác này với 10% CBQL, GV cho rằng công tác này là ít và không quan trọng. Rõ ràng, khi chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này thì CBQL, GV dễ chủ quan, thiếu sự đầu tư và ít nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực tế cho thấy, khi CBQL, GV xem nhẹ công tác này dẫn tới tình trạng buông lỏng trong quản lý kéo theo tình trạng chưa có nhiều sự quan tâm dành cho HS trong quá trình tham gia công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL.

Bảng 2.11. Thực trạng mức độ thực hiện QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh

Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Tổng số

Trong thời gian qua, nhìn chung CBQL, GV cho rằng các nhà trường đã thực hiện tương đối tốt việc QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS với tỉ lệ 75,5%. Tuy nhiên, vẫn có 7,2% CBQL, GV cho rằng công tác này chưa được thực hiện tốt, thực tế ở một số trường vẫn xuất hiện tình trạng nhiều CBQL, GV, HS chưa có cách nhìn đúng đắn cũng như chưa thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển của mỗi học sinh cũng như của nhà trường nên dễ dẫn đến tình trạng thờ ơ, lơ là khi thực hiện nhiệm vụ, công tác được giao. Do đó, mức độ thực hiện QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS chưa tốt.

Bảng 2.12. Thực trạng mức độ quan trọng của các chức năng quản lý liên quan đến hoạt động QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL

Chức năng

Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Chỉ đạo/Lãnh đạo Kiểm tra – đánh giá

Từ bảng 2.12 có thể thấy: Đa số CBQL, GV đã nhận thức được mức độ quan trọng của các chức năng quản lý trong chu trình quản lý của mình, trong đó nhiều ý kiến cho rằng chức năng tổ chức - thực hiện được coi là quan trọng hơn hết với tỉ lệ là 83,7%, tiếp đến là chức năng kiểm tra - đánh giá với tỉ lệ 83,6% và chức năng chỉ đạo/lãnh đạo là 81,9%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến xem nhẹ chức năng lập kế hoạch với tỉ lệ 10% CBQL, GV cho rằng chức năng nằng là không quan trọng hoặc ít quan trọng. Cụ thể, ĐTB của chức năng lập kế hoạch (kế hoạch hóa) là 3,81 so với 4,17 của chức năng tổ chức - thực hiện và 4,06 so với chức năng chỉ đạo/lãnh đạo và chức năng kiểm tra - đánh giá. Điều này dẫn đến tình trạng khi thực hiện các nội dung QL công tác GDTTCMĐP thông quan hoạt động GDNGLL chưa có nhiều sự chuẩn bị từ trước cũng như ít có sự đầu tư, điều này dễ dẫn tới tình trạng tiện đâu làm đó hoặc thực hiện công việc bị sai lệch so với mục tiêu của công tác này đề ra. Một vấn đề quan trọng nữa khi lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, các nhà trường hầu như thiếu hẳn đi đội ngũ cố vấn để xây dựng kế hoạch, thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan để nắm bắt tình hình. Điều này dễ dẫn tới tình trạng thờ ơ, bị động khi thực hiện các nhiệm vụ, công tác được giao.

2.4.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thốngcách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w