Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 107)

6 Sự quan tâm, phối hợp của các

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

GDTTCMĐP là một trong những nội dung được qui định trong chương trình GD ở bậc THPT nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý GD của Đảng và Nhà nước đề ra. Từ thực tiễn công tác quản lí và kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số CBQL, GV, HS còn chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL vì vậy biện pháp nhằm giúp cho CBQL, GV, HS nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này, từ đó góp phần thực hiện giáo dục nhân cách toàn diện cho HS, tạo sự đồng thuận và ủng hộ tham gia tổ chức công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL. Bên cạnh đó, trong các nhà trường hiện nay đòi hỏi để nâng cao hiệu quả GD TTCM ĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS THPT thì biện pháp đầu tiên là phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV. NV, làm cho công tác GDTTCMĐP phải trở thành một nhiệm vụ chính trị, là một trong những nội dung quan trọng trong kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân. Để công tác quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS trung học phổ thông có hiệu quả đạt hiệu quả thì lãnh đạo nhà trường cần phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường và cộng đồng xã hội, hiểu một cách sâu sắc về tầm

quan trọng của công tác GD TTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS. Bằng sự tác động của nhà trường sẽ giúp nâng cao nhận thức của CBQL, GV về vị trí, vai trò của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh các trường THPT; trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi CBQL, GV đối với công tác này.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nhà trường cần phải làm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường hiểu rằng việc tổ chức hoạt động không phải việc riêng của bất kì GV hay tổ chức Đoàn nào mà là trách nhiệm của cả tập thể sư phạm nhà trường song song với nhiệm vụ dạy học trên lớp. Nhà trường tuyên truyền để CBQL, GV nhận thức được vị trí và vai trò của hoạt động giáo dục NGLL trong việc GDTTCMĐP, cách thức tổ chức hoạt động GDNGLL và vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của CBQL, GV đối với công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh ở các trường THPT. Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của CBQL, GV trong việc tham gia công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh. Thường xuyên tổ chức tốt các buổi trao đổi về nội dung GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ở các cấp độ khác nhau giúp cho CBQL, GV, HS hiểu đúng và đầy đủ hơn về phương thức GDTTCMĐP cho học sinh. Nhà trường cử cán bộ quản lí, GV đi tập huấn, tham quan, học hỏi về công tác này để triển khai cho nhà trường. Đồng thời, nhà trường cần cung cấp tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ về GDTTCMĐP cho các lực lượng tham gia. Nhà trường phải quán triệt về quan điểm chỉ đạo về tăng cường nội dung công tác GD TTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL trong nhà trường cho HS vào kế hoạch giảng dạy của nhà trường, coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt của công tác GD. Mọi hoạt động trong nhà trường cần chỉ có sự lãnh đạo của Chi bộ, chỉ đạo của BGH, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể và được hội đồng sư phạm, hội đồng GD nhà trường tham gia bàn bạc, thống nhất thực hiện. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho tất cả cán bộ, GV trong nhà

trường, thấm nhuần mục tiêu GD TTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu nhà trường triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ GD&ĐT, chỉ thị của Sở GD&ĐT về công tác GD TTCMĐP và quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS THPT trong nhà trường một cách đầy đủ, kịp thời.

Nhà trường chủ động thành lập ban hoạt động GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, duy trì thường xuyên trong cả năm học. Nhà trường cũng cần tổ chức các hội thảo, các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, đưa công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL vào thực tiễn để mọi thành viên trong nhà trường cùng học hỏi và rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhà trường cần chấn chỉnh kịp thời những nhận thức chưa đúng từ thực trạng nhận thức GDTTCMĐP của CBQL, GV về thức vị trí, tầm quan trọng sự cần thiết của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL.

Để chấn chỉnh nhận thức lệch lạc đó, đòi hỏi người hiệu trưởng phải có tâm, có tầm, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, nhạy cảm với tình huống, có uy tín trong tập thể và ra quyết định. Hiệu trưởng phải thông qua các nguồn thông tin từ các bộ phận đoàn thể như công đoàn, hội cha mẹ HS, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và HS để nắm bắt tư tưởng của GV, thông qua đó tìm hiểu, phân tích kĩ nguyên nhân, giúp GV, nhân viên tự phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực. Nhà trường cũng cần đưa nhiệm vụ, phân công trách nhiệm tổ chức công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL và quản lý công tác này vào hội nghị cán bộ, viên chức:

Đối với GVCN: GVCN phải có nhận thức đúng đắn vì mục tiêu đào tạo GD THPT và tầm quan trọng của việc GD TTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương

pháp phù hợp để GD HS và là tấm gương sáng cho tập thể học sinh noi theo. Đối với GV: Nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác GD TTCMĐP

thông qua hoạt động GDNGLL cho HS thông qua bài giảng trên lớp, mỗi GV phải xây dựng chương trình lồng ghép, tích hợp GDTTCMĐP cho HS thông qua bộ môn mình đảm nhiệm tùy theo từng cấp học.

Đối với cán bộ đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực, phải xây dựng chương trình hoạt động trong đó tập trung đẩy mạnh công tác GD TTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL trong nhà trường.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định cần có sự quan tâm đúng mức và chỉ đạo sát sao các trường THPT trên địa bàn thực hiện tốt 10 chủ đề trong hoạt động giáo dục NGLL để qua đó giáo dục TTCMĐP cho học sinh.

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo khoa học, bao quát toàn diện và mang tính khả thi cao. BGH phải thực sự nhạy bén, linh hoạt và quyết đoán trong việc giải quyết các tình huống.Trong quá trình thực hiện, cần có sự kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, thận trọng và toàn diện. BGH phải thực sự nhạy bén, linh hoạt và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra – giám sát trong việc giải quyết các tình huống, kết hợp kiểm tra đột xuất với kiểm tra thường xuyên về kiểm tra thời gian, quy mô, hiệu quả thực hiện công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL đối với đội ngũ làm công tác này và học sinh trong nhà trường, kịp thời phát hiện những hạn chế, biểu hiện chưa đúng để tác động, uốn nắn.

Nhà trường phải thông tin, thực hiện đa dạng các hình thức, nội dung công tác tuyên truyền về công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL các lực lượng bên trong và bên ngoài cùng biết; tổ chức Hội nghị cán bộ công chức - viên chức; Hội nghị đại biểu ban đại diện cha mẹ HS; Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tham gia bàn bạc, thống nhất kế hoạch, ý kiến

để cùng nhau thực hiện; Thực hiện công tác phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện biện pháp này.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w