Kết hợp đa dạng các hình thức, nộidung GDTTCMĐP cho học sinh trong nhà truờng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 110 - 113)

6 Sự quan tâm, phối hợp của các

3.2.3. Kết hợp đa dạng các hình thức, nộidung GDTTCMĐP cho học sinh trong nhà truờng

sinh trong nhà truờng

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm tạo nên sự phong phú đa dạng trong việc GDTTCMĐP cho HS, tạo sự hứng thú, niềm vui để các em hăng hái, nhiệt tình tham gia vào các nội dung GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL. Thông qua các hoạt động ngoài giờ học, giáo dục cho HS những truyền thống quý báu của dân tộc, những phong tục tập quán tốt của địa phương. Qua đó, HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn, từ đó diều chỉnh các hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương. Giúp cho BGH chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục TTCMĐP cho HS trong suốt năm học; tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động GD toàn diện nhà trường. Nhà trường chủ động dành mọi nguồn lực cho từng hoạt động để công tác GDTTCMĐP cho HS thông qua hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả cao.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Xác định được tầm quan trọng của công tác GDTTCMĐP, nhà trường cần bám sát nội dung các chủ điểm GD hàng tháng trong chương trình GDNGLL, các biện pháp, hình thức GDTTCMĐP, các lực lượng tham gia; định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia công tác GD TTCM cho HS theo từng thời gian cụ thể

trong năm học. Kế hoạch cũng phải đạt yêu cầu GD về xác định mục tiêu, nội dung, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện thực hiện, tài chính, tài liệu có hiệu quả.Kế hoạch cũng phải chỉ rõ mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của nhà trường.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xác định các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch gồm: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, phụ huynh HS, chính quyền địa phương để tạo sự đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, tạo điều kiện để các em tích cực, chủ động tham gia vào công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL.

Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp thống nhất của Chi bộ, BGH, Hội đồng GD về bản dự thảo nhằm tạo sự thống nhất, cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong toàn trường. Trên cơ sở đóng góp ý kiến sẽ bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, trình Hiệu trưởng phê duyệt, sau đó triển khai kế hoạch GDTTCMĐP cho HS tới toàn thề cán bộ, GV và HS, các lực lượng GD có liên quan.

Đa dạng hoá các nội dung, chương trình GDTTCMĐP cho HS phải hoạt động theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình, kế hoạch học tập các môn học trên lớp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoạt động hè; Hoạt động theo chủ điếm các ngày lễ lớn trong năm học; Hoạt động đáp ứng yêu cầu xã hội. Nội dung hoạt động phải phong phú đa dạng để tạo hứng thú cho HS tham gia. Có thể chọn những hình thức Tọa đàm, Hội diễn văn nghệ; Tổ chưc tham quan, tổ chức các cuộc thi trang phục dân tộc, học sinh thanh lịch... Sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt.

Ban giám hiệu cần phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân và bộ phận phụ trách GD TTCM ĐP phối hợp với bộ phận Công đoàn và Đoàn thanh niên. Từ đó các cá nhân và bộ phận chủ động xây dựng kế hoạch thực

hiện: Giáo viên đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử văn hoá ở ĐP, có thể tổ chức học chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa cho HS ngay tại khu di tích. Các bộ phận thực hiện GD thông qua tấm gương người tốt việc tốt; Tổ chức cho HS sưu tầm, ghi chép lịch sử ĐP; triển lãm giới thiệu truyền thống ĐP; Phân công các lớp, các chi đoàn nhận nhiệm vụ bảo quản, sửa sang các nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịch sử cách mạng, chăm sóc thương binh và các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng,... Nhà trường tổ chức tốt những ngày kỷ niệm lớn. Nhân những ngày kỷ niệm lớn, tổ chức những hoạt động sinh hoạt truyền thống sinh động, phù hợp với nội dung ngày kỷ niệm và yêu cầu GD truyền thống. Đợt sinh hoạt truyền thống có những hoạt động cụ thể sau đây: Mời các anh hùng, chiến sĩ, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà văn hóa, trí thức, sĩ quan quân đội tiêu biểu nghỉ hưu, cựu cán bộ Đoàn, các gia đình có công với cách mạng... kể chuyện hoặc đối thoại với HS; Khuyến khích tổ chức các hình thức như viếng, đặt hoa để tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng liệt sĩ nhân những dịp có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời như kết nạp đội, kết nạp đoàn, các đợt tuyên dương khen thưởng; Tuyên truyền cổ động thông tin thành tích chào mừng ngày kỷ niệm, những tư liệu lịch sử ở ĐP và cả nước... qua hệ thống khẩu hiệu, phát thanh, báo tường,báo ảnh, triển lãm những hình ảnh, hiện vật lịch sử.

Hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các cá nhân và bộ phận đế kịp thời động viên, nhắc nhở những cá nhân hoặc bộ phận thực hiện chưa tốt. Qua đó có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp theo tình hình thực tế của nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Huy động các lực lượng cùng tham gia như ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, phụ huynh HS, chính quyền địa phương.

Nhà trường cần xây dựng nội dung GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với địa phương, có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương.

Nhà trường cần xây dựng các câu lạc bộ cho các em sinh hoạt. Câu lạc bộ vừa là phương pháp vừa là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, là nơi tập trung những HS có cùng sở thích, năng lực, hứng thú về một hoạt động như khoa học, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao…qua đó có tác dụng nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống.

Thành lập ban chỉ đạo công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS THPT; BGH phải phân tích đặc điểm ĐP, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ, GV và nhân viên nhà trường, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS, thực trạng GDTTCM ĐP cho HS để xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức các hoạt động và phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài trường để

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w