Các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạtđộng giáo dục truyền thống cách mạng địa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

lớp cho học sinh trường trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố xuất phát từ phía nhà trường

Có nhiều khía cạnh liên quan đến nhà trường như nhận thức, trình độ CBQL, GV; các tổ chức đoàn thể trong trường và những yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất - trang thiết bị.

Trước hết về đội ngũ CBQL trong nhà trường bao gồm HT và các Phó Hiệu trưởng (gọi chung là BGH). BGH trường THPT có vai trò quan trọng trong công tác quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS, là người trực tiếp quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDTTCMĐP cho HS từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động. BGH chủ động tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDTTCMĐP cho HS, vì vậy, họ phải có năng lực lãnh đạo và quản lý. “Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo trong giao tiếp và công tác quản lý, họ cần xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán” [25]. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số cán bộ quản lý còn yếu về năng lực, đặc biệt là nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác QL GDTTCMĐP cho HS, vì vậy có tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động này.

Bên cạnh đó, nhận thức của GV giảng dạy, làm công tác kiêm nhiệm liên quan đến GDTTCMĐP cho HS cũng có tác động rất lớn. Có một số GV hiện nay chỉ quan tâm đến công tác giảng dạy chuyên môn, không đầu tư, nghiên

cứu nhiều đến các hoạt động NGLL cho HS; một số khác cho rằng đó không phải là trách nhiệm của mình, … nên dẫn đến tình trạng thiếu sự quan tâm, đôn đốc học sinh trong việc rèn luyện nhận thức, kỹ năng về GDTTCMĐP.

Cơ sở vật chất, thiết bị là hệ thống các phương tiện vật chất được sử dụng để phục vụ cho công tác GDTTCMĐP. Để tổ chức các hoạt động GDNGLL rất cần đến nhiều điều kiện như không gian sân bãi, phòng ốc; các phòng sinh hoạt phải có các trang thiết bị máy chiếu, âm thanh, ánh sáng để tổ chức các hội thi, bài thi liên quan đến TTCM. Nếu các yếu tố trên không được đáp ứng thì việc GDTTCMĐP cho HS sẽ không mang tính trực quan sinh động, không có khả năng thu hút HS. Ngoài ra, nhà trường cũng phải có các nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động cho HS tham quan các di tích lịch sử; tổ chức các chiến dịch tình nguyện về nguồn, các hội trại...v.v.

1.5.2. Yếu tố liên quan đến học sinh THPT

Trong GD đặc biệt là quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL có sự ảnh hưởng từ phía bản thân HS. HS vừa là đối tượng được giáo dục, nhưng đồng thời cũng là những người thực hiện tiếp nhận công tác GDTTCMĐP. Vì vậy, vấn đề liên quan đến ý thức, niềm tin, thái độ của HS đều có sự tác động đến hiệu quả của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL.

HS THPT còn gọi là tuổi thanh niên, từ 15 đến 18 tuổi, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế. Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống…

Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn. Do đặc điểm tâm lý, nhận thức nêu trên, nên trong GDTTCMĐP các CBQL và GV cần giúp đỡ, chỉ bảo để các em nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của giáo dục TTCMĐP trong thời đại hiện nay.

1.5.3. Các yếu tố khác

Yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương và đất nước

Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương; sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với trường THPT; trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường trong GDTTCMĐP cho HS [19].

Bên cạnh đó, trong bối cảnh bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị, giá trị truyền thống và hành vi thái độ của HS. Xu hướng có nhiều HS học theo những cái mới, hiện đại, bắt chước theo thần tượng, … đã khiến nhiều em quay lưng với những giá trị truyền thống của dân tộc, của địa phương. Điều đó để nói lên rằng việc GDTTCMĐP sẽ chịu sự tác động lớn từ sự biến đổi của nền văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

Yếu tố liên quan đến vai trò của gia đình

Giáo dục gia đình là cái nôi đầu tiên hình thành nên nhân cách của mỗi con người. Nói như vậy để thấy được rằng cấu trúc của gia đình, vai trò của cha mẹ có sự ảnh hưởng lớn lao vô cùng đối với nhận thức, nhân cách của HS. Để GDTTCMĐP có hiệu quả, trước hết mỗi bậc phụ huynh phải là một tấm gương trong sáng, có những việc làm ý nghĩa đối với địa phương; luôn tuân thủ các chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước. Ý thức của cha mẹ, những người lớn trong gia đình sẽ tiếp động lực để các em hiểu hơn về các giá trị TTCMĐP và biến những ý nghĩ đó thành các hành động thiết thực khi đang ngồi trên ghế nhà trường.

Yếu tố tác động từ cơ chế chính sách, luật pháp

Bên cạnh sự tác động của nền kinh tế, văn hóa xã hội, luận văn cho rằng luật pháp, chính sách cũng có sự ảnh hưởng đến việc GDTTCMĐP cho HS. Việc chưa có những chính sách hợp lý và thực hiện các chính sách không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ ở địa phương cũng tác động lớn đến nhận thức về tầm quan trọng của GDTTCMĐP cho cả cộng đồng và bản thân HS. Bên cạnh đó, một số địa phương vẫn chưa có những chế tài cụ thể, quy định về những hành động, việc làm cụ thể đối với từng gia đình trong cộng đồng. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ làm công tác QL chưa thực hiện nghiêm minh, chưa thực sự là tấm gương để mọi người dân noi theo. Ngoài ra, các chính sách phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể cũng thiếu sự chặt chẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến GDTTCMĐP cho HS.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lí luận về công tác GDTTCMĐP cũng như quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, đề cập đến các khái niệm, các nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS. Với đặc thù riêng của hoạt động GDNGLL, với nội dung và quỹ thời gian thực hiện được khẳng định trong chương trình, hoạt động GDNGLL đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để HS rèn luyện tính tích cực hoạt động, rèn luyện phẩm chất, rèn luyện các kĩ năng để phát triển năng lực như: Năng lực hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác,... Các hoạt động GDNGLL với những hình thức đa dạng, nội dung phong phú, là những hoạt động không thể thiếu, giúp gắn liền nhà trường với đời sống xã hội. Do đó, để công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL có hiệu quả cần phải có đầy đủ các yếu tố phục vụ cũng như cần sự phối hợp nhịp nhàng từ nhà trường - gia đình - xã hội, trong đó nhà trường phải là lực lượng chủ đạo, chủ động trong công tác trên.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA HOẠT

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)