6 Sự quan tâm, phối hợp của các
3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ GDTTCMĐP thông quahoạt động GDNGLL cho GV và người làm công tác Đoàn
động GDNGLL cho GV và người làm công tác Đoàn
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Để cho công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV đặc biệt là GVCN và người làm công tác Đoàn. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thay mặt BGH quản lý toàn diện hoạt động GD của từng lớp, trong đó GDTTCMĐP cho HS là một trong những yêu cầu cơ bản, thiết yếu của GD nói chung và GD nhà trường nói riêng Thực tiễn hiện nay qua kết quả khảo sát cho thấy năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ này trong việc tổ chức thực hiện, xây dựng các kế hoạch của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn vì vậy nhà trường cần có biện pháp để nâng cao năng lực cho đội ngũ GV và cán bộ làm công tác Đoàn.
Giáo viên trong đó giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nhân cách HS. Với đặc thù là GVCN nên họ có nhiều thời gian và tham gia nhiều hoạt động cùng với học sinh trong lớp nên GVCN là tấm gương mẫu mực, nắm bắt tâm lý HS, hoàn cảnh HS để có nhiều biện pháp tác động đến các em hiệu quả nhất. Trong khi đó, Đoàn thanh niên đóng vài trò nòng cốt trong việc thực hiện các hoạt động của nhà trường. Thông qua các chương trình hành động thiết thực của mình, Đoàn vận động học sinh, thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân và góp phần xây dựng trường, lớp, tổ chức Đoàn vững mạnh. Vì vậy, nhà trường cần lựa chọn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này để công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL thật sự hiệu quả.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
BGH quán triệt chủ trương, đường lối, kế hoạch GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho đội ngũ GV, cán bộ Đoàn có năng lực, nhiệt tình để giúp họ nắm vững được mục tiêu GD của nhà trường, nắm vững mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh. Công tác này đòi hỏi lực lượng tham gia GD phải có kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, lôi cuốn HS vào hoạt động chung của tập thể. BGH phải khơi dậy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách của người GV và cán bộ Đoàn. Bằng mọi cách phải tổ chức bồi dưỡng và tạo điều kiện để GV, cán bộ Đoàn tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần liên kết, phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương để GV, cán bộ Đoàn chủ động học hỏi, có cơ sở để hiểu rõ hơn về nội dung cũng như những truyền thống cách mạng của địa phương.
3.2.2.3. Các thức thực hiện biện pháp
Nhà trường tổ chức cho giáo viên giao lưu học hỏi, trao đổi chuyên môn với những đơn vị tổ chức tốt công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về nội dung có liên quan đến truyền thống cách mạng địa phương, yêu cầu giáo viên, cán bộ Đoàn cùng tham gia. Bên cạnh đó, GV và cán bộ Đoàn phải tự bồi dưỡng về năng lực thực hành tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Tự bồi dưỡng về các kỹ năng sử dụng thiết bị phục vụ cho hoạt động, xây dựng năng lực cho đội ngũ giáo viên tổ chức công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL một số năng lực như: Năng lực xây dựng kế hoạch gồm xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, thiết kế các chương trình… Năng lực tổ chức gồm: Lựa chọn nhân lực, bố trí nhận lực, sự phối hợp các lực lượng cung tham gia. Năng lực chỉ đạo gồm: hướng dẫn thực hiện, theo dõi hoạt động, điều chỉnh phù hợp, động viên khuyến khích tạo động lực cho thực hiện hoạt
động có hiệu quả. Năng lực kiểm tra đánh giá gồm; thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin, đánh giá xếp loại, xử lý sai lệch… Đồng thời, bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho GVCN và cán bộ Đoàn có những nội dung cơ bản sau: Phương pháp tìm hiểu đặc điểm tâm lý HS, Phương pháp tiếp cận đối tượng qua đó tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh sống, nhu cầu, sở thích, năng lực sở trường; Phương pháp GD kỹ năng sống, giá trị sống. Bồi dưỡng cho GVCN, người làm công tác Đoàn có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, am hiểu, nắm bắt sâu sắc đường lối, chủ trương GD của Đảng và Nhà nước, có nhận thức, ý thức đúng đắn về những TTCMĐP, có lối sống, đạo đức mẫu mực, thực sự là tấm gương sáng để HS noi theo. Ban giám hiệu phát động thi đua dành cho GV và HS ngay từ đầu năm học với cuộc thi “GVCN giỏi, cán bộ đoàn giỏi với công tác GD TTCMĐP cho HS”.
Hiệu trưởng cũng cần tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho GV, cán bộ Đoàn thông qua hình thức thiết lập trang Facebook, Website của cá nhân hoặc của trường mà ở đó tập hợp những kinh nghiệm, những sáng kiến, những câu chuyện về GD nói chung, GDTTCMĐP nói riêng cho HS.
Hiệu trưởng chủ động xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, mời những cựu chiến binh, những tấm gương điển hình về TTCMĐP để giao lưu, tạo điều kiện để tập thể sư phạm và học sinh trong toàn trường được biết và học hỏi kinh nghiệm.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu cần ý thức được vai trò tầm quan trọng của năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh. Lãnh đạo nhà trường cũng cần phải nắm vững, có kĩ năng về việc thực hiện các nội dung GDTTCMĐP thông qu hoạt động GDNGLL cho học sinh. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng để tất cả các lực lượng giáo
dục trong nhà trường được tham gia. Hiệu trưởng cần xác định những giá trị truyền thống của địa phương, những giá trị ưu tiên cần giáo dục và học sinh đang thiếu để đưa vào kế hoạch công tác GDNGLL mang tính đặc thù của nhà trường và địa phương. Đồng thời, GV cũng phải chủ động, tích cực học hỏi, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng về các nội dung liên quan đến TTCMĐP.