Khảo sát thực địa tại địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 102 - 104)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

2. Khảo sát thực địa tại địa bàn Hà Nộ

Hà Nội là một trong hai địa phương có nền kinh tế tập trung và phát triển nhất cả nước. Điều này thúc đẩy sự phát triển về các mặt văn hóa và xã hội, tạo điều kiện hoạt động cho nhiều tổ chức xã hội dân sự.

Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công

Ngoài ra, đây cũng là nơi có nhiều thay đổi về địa giới và quản lý hành chính trong thời gian qua. Điều này tạo cho Hà Nội một vị thế đặc trưng cho quá trình hoạt động của các tổ chức quần chúng công.

Trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, nhóm nghiên cứu làm việc với hai cơ quan là Sở Nội vụ Hà Nội và MTTQ Hà Nội. Sở Nội vụ cho biết chỉ quản lý các hội đặc thù, không có quyền và trách nhiệm quản lý các đoàn thể1.

Theo Tổng cục Thống kê (2012), ở Hà Nội có 7.979 các tổ chức quần chúng công, hiệp hội hoạt động, nhiều nhất trên cả nước.

 Chi phí ngân sách

Hà Nội là tỉnh có mức thu nhập trong mức cao nhất cả nước. Đó có thể là lý do vì sao hỗ trợ cho các tổ chức quần chúng công ở địa phương này khá cao: 150 tỷ đồng cho 5 tổ chức đoàn thể và MTTQ, 50 tỷ đồng cho hội đặc thù trong năm 2014. Đây là các khoản chỉ tính lương và định biên theo chi thường xuyên, tức chưa bao gồm kinh phí từ việc thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao.

Về hội đặc thù, con số 50 tỷ đồng vốn hỗ trợ cho hội quần chúng cũng chỉ bao gồm kinh phí của UBND hỗ trợ cho hội hoạt động trong phạm vi thành phố (19 hội), trong khi Hà Nội có 1.714 hội đặc thù hoạt động trên toàn thành phố (gồm cả quận, huyện, xã)2. Vì vậy, con số thực tế có thể cao hơn nhiều, tùy vào mức phân bổ ngân sách của các cấp hành chính bên dưới.

Hội đặc thù là tên gọi khác của các hội được hưởng ngân sách, nhưng khi có quyết định 683 thì một loạt tổ chức mới cũng đề xuất, yêu cầu được coi là hội đặc thù để được hưởng ngân sách này. Ở Hà Nội có 1.174 hội được công nhận là hội đặc thù, trong đó có 347 biên chế/

định mức lao động (trong đó 236 biên chế được hưởng lương như công chức)1, trong đó có 160 biên chế thuộc hội hoạt động ở cấp dưới thành phố2 (tức chưa được tính vào trong tổng số kinh phí của UBND thành phố, mà tùy thuộc vào mức hỗ trợ của UBND cấp dưới).

Về chế độ thù lao cho cán bộ làm việc cho hội đặc thù (theo Quyết định số 30/2010/QĐ-TTG): Chỉ có chế độ thù lao cho cấp chủ tịch nhưng thường thì ông này chỉ chỉ đạo chung chung và không làm gì. Còn các cấp phó, chánh văn phòng, những người hỗ trợ khác thì không có kinh phí hỗ trợ (từ ngân sách), dù yêu cầu công việc cao hơn3.

Về đoàn thể, ý kiến của một cán bộ cấp cao trong MTTQ Hà Nội cho rằng họ không gặp nhiều khó khăn về tài chính trong quá trình hoạt động.

“Về kinh phí hoạt động, chúng tôi có ngân sách nhà nước đảm bảo nên không có khó khăn gì. Hàng năm đều có dự trù ngân sách cho các hoạt động. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì không có khó khăn. Chỉ khó hơn là cấp xã/phường/quận huyện4.”

Theo báo cáo ngân sách thành phố, MTTQ Hà Nội được cấp ngân sách hoạt động 31,3 tỷ đồng trong năm 2012.

Ở MTTQ, biên chế nhân sự cấp thành phố là 22 nhân sự. Hà Nội và Hà Tây gộp lại nên có 44 nhân sự đóng tại trụ sở. Hiện nay, chưa biết có giữ nguyên hay giảm xuống (biên chế ở các tỉnh là 22). Về thang bậc lương, cán bộ đoàn thể được coi là công chức, thang bậc lương theo công chức, nhưng lương thì hưởng thấp hơn một bậc, dù về “mặt chính trị thì ngang hàng, chức danh rất oai”5. Ví dụ như lương chủ tịch MTTQ chỉ ngang bằng phó chủ tịch UBND6.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)