I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
2. Phân loại các tổ chức xã hội ở Việt Nam
Hình 23: Tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
Nguồn: Tác giả thu thập trên các văn bản pháp lý
Như đề cập ở phần 1, ở Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về các tổ chức xã hội dân sự. Để để thống nhất với các văn bản pháp luật, báo cáo sử dụng phương pháp phân loại được dùng trong một số văn bản pháp lý, cụ thể là Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013, Luật ngân sách nhà nước 2002, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Nghị định số 38/1998/ Bộ chủ quản Quy chế phối hợp Quy chế phối hợp Đảng Cộng sản Việt Nam Mặt trận Tổ quốc Các tổ chức CT-XH-NN, XH-NN, XH được nhà nước tài trợ Các tổ chức chính trị - xã hội Các tổ chức cộng đồng (CBOs) Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (VNGOs)
hội dân sự ở Việt Nam năm 2006 (Norlund, 2007, 76-77). Đây cũng là cách phân loại được tổ chức Irish Aid (2012) áp dụng. Theo đó, tổ chức xã hội ở Việt Nam có thể được chia thành các nhóm như sau:
Đoàn thể (còn gọi là tổ chức chính trị - xã hội): Ðây là các tổ chức tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, là các tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đảng sáng lập và lãnh đạo1. Nhóm này gồm các tổ chức: MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam2. Đây là nhóm được ngân sách nhà nước bảo đảm hoàn toàn kinh phí hoạt động3. Xét theo lượng thành viên đăng ký, các tổ chức chính trị - xã hội này có khoảng 32 triệu người (Norlund, 2007, 76). Một phần trong số đó là nhân viên biên chế nhà nước, được nhà nước trả lương. Trong báo cáo này, hai thuật ngữ đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội được dùng thay thế nhau.
Hội đặc thù (theo tính chất, hội đặc thù là các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp4, xã hội - nghề nghiệp, hoặc xã hội được Nhà nước hỗ trợ kinh phí5): đây là nhóm tổ chức có liên hệ với nhà nước, trong số đó một số tổ chức được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước theo quy định từ Quyết định số 68/2010/QĐ-TTG về việc hỗ trợ các hội đặc thù6. Nhóm này bao gồm các tổ chức lớn có nhiều tổ chức thành viên đăng ký (như Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên hiệp các hội Văn học Nghệ