I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
2 Phỏng vấn KG9.
Về các hội đặc thù, số cán bộ được hưởng biên chế tương tự các địa phương khác, trung bình từ 5 - 9 biên chế. VUSTA Kiên Giang có 5 suất biên chế và 2 nhân viên hợp đồng thuê ngoài theo suất định biên.
Các tổ chức đoàn thể được cấp trụ sở làm việc tương đối khang trang và rộng rãi, ở những vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố. MTTQ Kiên Giang được cấp 3 xe riêng (4 chỗ, 8 chỗ và 12 chỗ), và theo tổ chức này, các tổ chức đoàn thể khác cũng được cấp xe tùy theo đặc thù làm việc (Tỉnh đoàn được cấp xe 24 chỗ, Hội Phụ nữ được cấp một chiếc 4 chỗ và 1 chiếc 12 chỗ)1. Quan điểm của đoàn thể cấp tỉnh Kiên Giang cho rằng hỗ trợ của địa phương là tương đối tốt so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long2.
Tổ chức đoàn cấp tỉnh và cấp thị xã còn có các đơn vị trực thuộc, cụ thể là cung thiếu nhi, trung tâm dạy nghề, và trung tâm hoạt động thanh thiếu niên. Đây là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự thu, tự chi, và không có đóng góp gì cho hoạt động của tổ chức đoàn3. Thậm chí có đơn vị còn làm ăn thua lỗ4.
Ngoài nguồn ngân sách, một số đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ, có thêm nguồn “xã hội hóa”, tức huy động từ phía doanh nghiệp và người dân. Hội Phụ nữ cho biết nguồn vốn xã hội hóa của hội năm 2014 là gần 1 tỷ đồng. Hai đoàn thể trên cũng rất tích cực trong việc tìm kiếm các đối tác bên ngoài để thực hiện dự án, đồng thời có thêm kinh phí hoạt động. Lãnh đạo Hội Phụ nữ cho biết nguồn phí quản lý họ được trích lãi từ quỹ tín thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (VBSP) đảm bảo đến 50% ngân sách hoạt động cho hội.
Các hội đặc thù được bố trí trụ sở làm việc, tuy vậy, theo ý kiến của một lãnh đạo hội đặc thù, thì chính quyền tỉnh vẫn chưa quan tâm đến hoạt động của các hội. Cụ thể, mới chỉ có số ít hội được công nhận là