Những định hướng lớn từ năm 1975 đến nay

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 148 - 149)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1.Những định hướng lớn từ năm 1975 đến nay

Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn phát triển với những định hướng.

a. 1975 - 1985

Phục hồi đất nước theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, trọng tâm chủ yếu là đảm bảo công bằng xã hội. Kinh tế sa sút và khủng hoảng xã hội xuất hiện và lan rộng.

b. 1986 - 1995

Chính sách đổi mới cho phép phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế phát triển nhanh nhưng có nhiều hậu quả xã hội tiêu cực, đặc biệt là trong y tế, giáo dục và tại vùng sâu vùng xa.

c. 1996 - 2015

- 1996 - 2005: xây dựng các định chế quản lý kinh tế và xã hội theo định hướng thị trường. Sự xuất hiện, mở rộng và đi vào hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự.

Phụ lục

- 2006 - 2015: hội nhập các định chế quản lý với thế giới. Tổ chức nhà nước hiện đại theo các tiêu chuẩn chung của quốc tế với sự tham gia ngày càng nhiều của xã hội dân sự.

Như vậy, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, Việt Nam đã kịp triển khai các thử nghiệm khác nhau về quản lý đất nước, để nhận thấy rằng mô hình thứ nhất đặt ưu tiên tuyệt đối cho phát triển xã hội so với phát triển kinh tế là không phù hợp. Mô hình thứ hai đặt ưu tiên phát triển kinh tế lên trên phát triển xã hội đem lại sự phát triển nhanh chóng nhưng không bền vững và làm xuất hiện những yếu tố gây mất ổn định xã hội. Tình thế đưa đến sự ra đời của mô hình thứ ba: kết hợp hai mô hình đầu và bổ sung thêm các yếu tố của xã hội dân sự.

Nhìn chung, nếu ba giai đoạn phát triển thể chế là pháp quyền, dân chủ và thị trường xã hội thì Việt Nam hiện đang bước đều trong cả hai giai đoạn đầu và đã có sự xuất hiện một số yếu tố giai đoạn ba.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 148 - 149)