I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Địa phương và các bước thực hiện khảo sát
Do nghiên cứu áp dụng Khung Nghiên cứu Hệ thống khác biệt nhất (Most different systems design- MDSD), các địa phương được lựa chọn để tối đa hóa sự khác biệt về đặc điểm của biến kiểm soát z, nhằm đánh giá mức độ tương quan giữa hệ thống tổ chức các tổ chức quần chúng công với hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.
Các địa phương được lựa chọn (nhìn bảng) có các đặc điểm khác nhau về vùng, miền; quy mô hành chính; quy mô dân số; và mức độ phát triển. Trong ba địa phương, hai địa phương sẽ có đặc điểm tương tự nhau, và tương đối khác biệt so với địa phương còn lại (ví dụ như Bình Định và Kiên Giang có diện tích tương đương, Hà Nội và Kiên Giang có GDP/đầu người tương đương, Bình Định và Kiên Giang đều có nền kinh tế biển phát triển mạnh).
Bảng 13: Đặc điểm các địa phương khảo sát
Biến kiểm soát Địa phương Quy mô hành
chính (km2)/đơn vị hành chính cấp huyện/đơn
vị hành chính cấp xã
Quy mô dân số (người) Mức độ phát triển (USD/ người/năm) (2012) Vùng, miền Hà Nội + 3.323,6/30/563 + 6.844.100 + 2.257 - ĐB sông Hồng Bình Định + 6.050,6/11/147 + 1.501.800 + 1.330 -Duyên hải miền Trung Kiên Giang + 6.348,5/15/133 + 1.726.200 + 2.026 -Nam Trung bộ
Các bước thực hiện khảo sát
• Bước 1: Nghiên cứu sẽ trước tiên chỉ ra đặc điểm của hệ thống tổ chức các tổ chức quần chúng công tại các địa phương theo bốn tiêu chí:
- Chi phí ngân sách - Chi phí cơ hội
- Công việc, nhiệm vụ hoàn thành
- Quan điểm của người trong cuộc (cán bộ, viên chức làm việc trong hệ thống các tổ chức quần chúng công.
• Bước 2: So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các địa phương, dưới thay đổi của biến kiểm soát z.
• Bước 3: Kết luận