NGUỒN THU TỪ HỢP TÁC, VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 81 - 82)

CHỨC QUỐC TẾ

Nhiều tổ chức quần chúng công, đặc biệt là các tổ chức kiêm nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động như xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, bình đẳng giới… nhận được nhiều viện trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế. Do các tổ chức này không công bố cụ thể báo cáo tài chính hàng năm, nên rất khó xác định con số này chính xác là

trong năm 2014 viện trợ Phi chính phủ cho Việt Nam đạt 300 triệu USD, trong đó, một phần lớn được phân bổ cho đối tác ở địa phương là các tổ chức đoàn thể1.

Trong quá trình nghiên cứu thực địa, một số đoàn thể tại địa phương có đưa ra con số khai thác nguồn lực quốc tế phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Ví dụ, ở tỉnh đoàn Kiên Giang, số vốn này là 765 triệu đồng (năm 2014)2. Các đơn vị khác, như tỉnh đoàn Bình Định, VUSTA Bình Định, Hội Phụ nữ Kiên Giang, đều cho biết nhận được một số nguồn vốn hỗ trợ từ các cơ quan, chính phủ nước ngoài. Con số này, tuy không được tiết lộ chi tiết, nhưng rơi vào khoảng “vài trăm triệu”, theo các tổ chức quần chúng công mà nhóm nghiên cứu làm việc tại thực địa3.

Lấy danh mục dự án kêu gọi viện trợ Phi chính phủ của Đà Nẵng4 năm 2015 làm cơ sở tính toán, ta có tỷ lệ giá trị dự án các tổ chức quần chúng công làm đối tác/tổng giá trị viện trợ Phi chính phủ tại địa phương là 7,51 : 67,57 = 11,11%5. Như vậy, ước tính giá trị dự án mà các tổ chức quần chúng công làm đối tác là 11,11% x 300 = 33,33 triệu USD. Quy đổi theo tỷ giá USD/VND của Vietcombank vào ngày 31/12/2014 là 21.380 đồng/USD, ước lượng giá trị các dự án hợp tác quốc tế mà MTTQ, đoàn thể, và hội đặc thù làm đối tác là 712,6 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 81 - 82)