Số liệu của tỉnh Lào Cai năm 2009 là ước tính dựa trên thuật toán Geomean

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 62 - 66)

II. NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1Số liệu của tỉnh Lào Cai năm 2009 là ước tính dựa trên thuật toán Geomean

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lào Cai Lạng Sơn Lai Châu Tổng (cả vùng)

Nguồn thu từ ngân sách của các tổ chức quần chúng công

bằng sông Cửu Long (21,5 tỷ so với 19,9 tỷ đồng). Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có mức tăng chi ngân sách cho các tổ chức MTTQ, đoàn thể, và hội đặc thù nhanh nhất, gần gấp bốn lần trong vòng sáu năm (từ 85,7 tỷ đồng năm 2006 lên 323 tỷ đồng năm 2012).

Xét về mặt phân bổ nguồn chi ngân sách, các tổ chức quần chúng công ở khu vực này được phân bổ tương đối đồng đều, trong đó chênh lệch giữa chi ngân sách của năm tổ chức chính trị - xã hội và MTTQ hầu như là không đáng kể (như ở khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). Chi cho tỉnh đoàn ở khu vực này giữ ở mức 21% vào năm 2006 và 2012 trong tổng chi dành cho các tổ chức quần chúng công được Nhà nước hỗ trợ.

 Đồng bằng sông Hồng

Hình 16: Chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Nguồn: Ngân sách địa phương (Đơn vị: triệu đồng1)

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng (toàn vùng) Bắc Ninh Hải Phòng Thái Bình Ninh Bình

Đây là khu vực có mức chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công đạt mức trung bình so với các vùng khác trên cả nước. Cụ thể năm quyết toán 2006, chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công trung bình khu vực đạt 13,1 tỷ đồng, và trong năm quyết toán gần nhất (2012) là 31,7 tỷ đồng.

Tuy vậy, so sánh với các vùng khác, mức chi cho các tổ chức quần chúng công của đồng bằng sông Hồng có dao động tăng giảm khá lớn qua các năm.

Xét về mặt phân bổ nguồn chi ngân sách, đồng bằng sông Hồng có xu hướng phân bổ tương tự cả nước và khu vực đô thị đặc biệt, với nguồn chi nhiều nhất được dành cho Thành đoàn/Tỉnh đoàn. Chi ngân sách bình quân cho Tỉnh đoàn/Thành đoàn của khu vực này chiếm 60,1% tổng chi vào năm quyết sách 2006, và chiếm 31% trong năm quyết toán gần nhất (2012). Trong khu vực này, Hải Phòng là địa phương phân bổ ngân sách nhiều nhất cho đoàn thể, hội đặc thù, đạt 42,9 tỷ đồng trong năm 2012. Tỉnh có mức tăng ngân sách cho đoàn thể, hội đặc thù mạnh nhất trong thời kì tính toán là Thái Bình, từ 3,2 tỷ đồng trong năm 2006 lên đến 31,6 tỷ đồng trong năm 2012 (gấp 9,9 lần). Nguyên nhân chính là tỉnh bổ sung thêm ngân sách cho hội đặc thù (12,3 tỷ đồng), đồng thời tăng chi ngân sách cho các tổ chức chính trị - xã hội (Tỉnh đoàn tăng gấp 7 lần, MTTQ tăng gấp 2,7 lần, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tăng gần gấp 3 lần).

 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là khu vực có khoản chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công lớn nhất trong hầu hết các năm tính toán, trong đó có năm quyết toán gần nhất (2012) với 386,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều này có phần xuất phát từ thực tế đây là khu vực có số tỉnh nhiều thứ hai cả nước (14 tỉnh, chỉ đứng sau các tỉnh miền núi phía bắc (15)). Tính bình quân, số chi ngân sách trung bình cho một tỉnh của khu vực này dành cho đoàn thể, hội đặc thù rơi vào khoảng 27,6 tỷ đồng trong năm quyết toán gần nhất (2012).

Nguồn thu từ ngân sách của các tổ chức quần chúng công

Hình 17: Chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công ở các tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, 2006 - 2014

Nguồn: Ngân sách địa phương các năm1

Trong khu vực này, tỉnh có số chi ngân sách dành cho các tổ chức quần chúng công nhiều nhất là Nghệ An (39 tỷ đồng trong năm 2012) và Đà Nẵng (29,4 tỷ đồng trong năm 2012).

Tỉnh đoàn vẫn là đơn vị nhận được tỷ lệ phân bổ ngân sách lớn nhất trong các tổ chức quần chúng công ở khu vực này, chiếm 30% trong năm 2006 và 25% trong năm 2012.

 Đông Nam bộ

Cùng với khu vực miền núi phía bắc, đây là khu vực có mức chi bình quân cho các tổ chức quần chúng công khá thấp, ở mức 10,8 tỷ đồng/năm ở đầu kì tính toán (2006) và tăng lên mức 26 tỷ đồng/năm ở năm quyết toán gần nhất (2012). Tương tự xu hướng phân bổ chi tiêu ở các khu vực khác, chi tiêu cho tỉnh đoàn chiếm nguồn phân bổ ngân sách lớn nhất, 45% trong năm 2006 và 36% trong năm 2012 tổng chi

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nghệ An Đà Nẵng Bình Thuận Tổng (toàn vùng)

Hình 18: Chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công ở các tỉnh Đông Nam bộ, 2006 - 2014

Nguồn: Ngân sách địa phương các năm (Đơn vị: triệu đồng1)

 Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long cũng là khu vực có mức chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công ở mức thấp (trung bình đạt 9,6 tỷ đồng vào đầu kì tính toán và 19,9 tỷ đồng vào năm quyết toán gần nhất (2012), thấp nhất trong 7 khu vực tính toán).

Mức phân bổ ngân sách cho các tổ chức quần chúng công ở đồng bằng sông Cửu Long khá đồng đều, với tỷ lệ cho tỉnh đoàn chỉ chiếm 22% tổng chi trong năm 2006 và 27% trong năm 2012, mức thấp nhất trong tất cả các vùng trên cả nước.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 62 - 66)