WorldBank (204), Defining civil society.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 138 - 140)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1 WorldBank (204), Defining civil society.

Phụ lục

quy định của pháp luật và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” 1 (Trần Anh Tuấn, Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự.)

Chiếu theo định nghĩa đó, cùng với định nghĩa từ World Bank, có thể hiểu các tổ chức “xã hội dân sự” ở Việt Nam được coi là “hội” theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ban hành năm 2010:

…[L]à tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.2

Như vậy, định nghĩa này không áp dụng cho hai nhóm về mặt nguyên tắc không phải là cơ quan quản lý nhà nước: đó là các tổ chức chính trị - xã hội (gồm MTTQ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và các tổ chức tôn giáo.

Nếu giáo hội, theo các định nghĩa phổ biến nhất, vẫn được coi là thành phần thuộc các tổ chức xã hội dân sự, thì các tổ chức chính trị - xã hội là nhóm giao thoa giữa xã hội dân sự và Nhà nước, mang đặc tính của cả hai. Nói như Nguyễn Văn Vĩnh (2012, 7), đó là các tổ chức mà hoạt động của chúng vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội.

Hình 22: Mô hình vị trí của các tổ chức xã hội dân sự

Nguồn: Howard (2003)

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu CIVICUS về xã hội dân sự ở Việt Nam năm 20061, các tổ chức chính trị - xã hội (được các nhà nghiên cứu gọi là các tổ chức quần chúng), cũng được xếp loại vào nhóm các tổ chức xã hội dân sự. Wells-Dang (2014, 164) cho rằng ở Việt Nam, tất cả các tổ chức không trực tiếp liên quan đến bộ máy công quyền thì đều là các tổ chức xã hội dân sự (CSOs).

Báo cáo của VEPR không tranh luận là liệu có nên gộp nhóm các tổ chức chính trị - xã hội (đoàn thể) vào nhóm “xã hội dân sự” hay không. Nhóm tác giả gộp các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)