I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
2 Ông Thang Văn Phúc là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra số liệu này tại bài phát biểu “Tổng quan về hội, tổ chức Phi chính phủ và thể chế pháp lý cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam” tại hộ
về hội, tổ chức Phi chính phủ và thể chế pháp lý cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam” tại hội nghị thường niên về NGOs cho VUSTA tổ chức năm 2010.
Phụ lục
3. Khung pháp lý cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam
Như đã đề cập, sự tồn tại của hệ thống các tổ chức xã hội dân sự chưa có được sự thừa nhận về pháp lý như một tổng thể. Tuy vậy, nhiều văn bản pháp luật đưa ra quy định điều chỉnh các mặt khác nhau của xã hội dân sự, cụ thể như sau:
Hiến pháp năm 1946. Điều 10, Chương II của Hiến pháp năm 1946 quy định rằng công dân có quyền tự do tổ chức và hội họp.
Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập hội. Điều 1 quy định quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm.
Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều 25 quy định “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”
Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 67 quy định “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.”
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 69 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Nghị định số 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Quyết định số 21/2003/QĐ-TTG về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước.
Bộ luật dân sự năm 2005. Theo Điều 85, Chương IV của Bộ luật dân sự năm 2005, các cá nhân, tổ chức có quyền thành lập pháp nhân. Khoản 4, Điều 100 có quy định các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là pháp nhân.
Nghị định số148/2007/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Quyết định số 97/2009/QĐ-TTG về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ban hành năm 2010, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Quyết định số 68/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.
Quyết định số 71/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Điều 25 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.”
Thông tư 03/2013/TT-BNV quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP.
Một số các văn bản điều chỉnh khác, văn bản của chính quyền địa phương.
Có thể thấy, văn bản có tính pháp lý cao nhất của Việt Nam là Hiến pháp luôn công nhận quyền hội họp, lập hội, tổ chức của công dân, dù trải qua 5 lần sửa đổi.
Tuy vậy, chưa có bộ luật, luật cụ thể nào để hiện thực hóa quy định của Hiến pháp. Trong các văn bản nêu trên, chỉ có duy nhất Nghị định
Phụ lục
số 45/2010/NĐ-CP là quy định chi tiết về việc thành lập hội, nhóm, tổ chức ở Việt Nam. Tuy vậy, văn bản này vẫn còn khiến thủ tục đăng ký thành lập hội phức tạp, tốn thời gian không cần thiết (Sidel, 2010, 8). Các văn bản pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh tổ chức xã hội còn rải rác, chưa thống nhất, dễ gây ra hiện tượng chồng chéo về mặt quản lý nhà nước.
Với các tổ chức chính trị - xã hội, nhà nước có các văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp, ví dụ như Luật công đoàn năm 2012, Luật MTTQ năm 1999, Luật thanh niên, Pháp lệnh số 27/2005/PL-UBTVQH1 điều chỉnh Hội Cựu chiến binh, cùng các văn bản liên quan khác.
Như vậy, có sự phân biệt nhất định về quản lý nhà nước liên quan đến tổ chức xã hội: một mặt các văn bản liên quan đến tổ chức xã hội không do Đảng, Nhà nước sáng lập và lãnh đạo còn sơ sài, chưa hoàn chỉnh; mặt khác, hầu hết các tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật điều chỉnh tương đối cụ thể.
Vì thế, bộ khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức xã hội, xét trên tổng thể, vẫn chưa hoàn chỉnh, không tạo ra được sự ổn định cần thiết cho các tổ chức này hoạt động, phát triển (Thayer, 2009, 5). Điều này cũng tạo ra sự thiếu rõ ràng, phức tạp không cần thiết trong việc quản lý, đánh giá, giám sát hiệu quả của nhà nước với các tổ chức xã hội dân sự (Nguyễn Thị Bích Diệp, 2007).