Triển vọng các hộ

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 157 - 159)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

4. Triển vọng các hộ

Khởi đầu là thực hiện các mục tiêu phát triển và giúp Việt Nam hàn gắn các hậu quả chiến tranh, sau năm 1975 càng ngày càng có nhiều tổ chức Phi chính phủ và các loại hình khác vào hoạt động ở Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Các nước trên thế giới cũng đóng góp rất nhiều cho các tổ chức này để thông qua đó hỗ trợ cho Việt Nam phát triển, nhất là nhóm các nước Bắc Âu, Hà Lan, hay Australia... Nếu tính tất cả các nguồn khác nhau, nguồn tiền nước ngoài này hỗ trợ cho Việt Nam hiện nay vào khoảng 300 triệu USD một năm. Các tư tưởng về hội và các tổ chức Phi chính phủ xuất hiện và được hình thành nhằm thực hiện tại địa phương các sự trợ giúp đó.

Tiếp nhận các tư tưởng mới và đặc biệt dựa vào truyền thống dân tộc, các hoạt động xã hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Có thể kể tới các bếp cơm từ thiện có mặt ở tất cả các bệnh viện ở miền Nam hoặc các tổ chức từ thiện đứng ra quyên góp giúp đỡ thiên tai, bệnh tật. Hiện nay, các hình thức tự phát đang phát triển mạnh. Nhưng bắt đầu có khuynh hướng hình thành các hoạt động có tổ chức cứng hơn theo kiểu hiện đại để có hiệu quả hơn, và vượt ra khuôn khổ các hoạt động trong các cộng đồng nhỏ vươn tới toàn quốc. Ví dụ hoạt động chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu vùng xa hoặc giúp đỡ trẻ em nghèo học giỏi…

Đã có các tổ chức bắt đầu vươn ra hoạt động ở nước ngoài, trước hết là trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi của Việt Nam như kiện tụng về cá basa, bảo vệ nạn nhân chất độc da cam… Trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế Việt Nam thì Lào, Myanmar, Campuchia và các nước châu Phi sẽ là những nơi mà chúng ta cần tạo điều kiện cho các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam hoạt động.

Để đẩy mạnh các hoạt động của hội, Nhà nước Việt Nam hiện đang chuẩn bị xây dựng luật về hội nhằm tạo dựng hành lang pháp lý cho

Đồng thời, nhà nước cũng có nhu cầu ngày càng lớn chuyển giao nhiều dịch vụ của mình cho các tổ chức xã hội thực hiện.

Thời kỳ này là điểm bắt đầu hình thành và phát triển một giai đoạn mới trong sự phát triển các tổ chức xã hội ở nước ta: không chỉ sử dụng tiền của của xã hội nhằm trợ giúp các nhóm đặc thù, góp phần đảm bảo ổn định xã hội, mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội trong quá tŕnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Phụ lục 3

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 157 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)