Phỏng vấn BĐ11, BĐ14.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 110 - 112)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

5 Phỏng vấn BĐ11, BĐ14.

Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công

Ngoài nguồn thu từ ngân sách, một số đoàn thể ở Bình Định còn tận dụng được nguồn quỹ hỗ trợ từ các nguồn xã hội hóa. Ví dụ như Tỉnh đoàn có chia sẻ là Đoàn còn huy động được từ các tổ chức phi chính phủ về vốn vay dành cho các vấn đề về môi trường, hay huy động từ doanh nghiệp dành cho các vấn đề an sinh xã hội khoảng vài trăm triệu đồng mỗi năm1.

Các tổ chức quần chúng công đều được UBND tỉnh hỗ trợ về trụ sở. Một số hội quan trọng (tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp như Hội Nhà báo, VUSTA) được chu cấp về phương tiện đi lại và một số vật chất khác. Tuy vậy, các hội cho rằng hỗ trợ như vậy là chưa đầy đủ. Ví dụ như ở VUSTA có xe riêng nhưng không có kinh phí để thuê lái xe.

Một số thành viên của đoàn thể cho rằng thời gian dành cho công tác hành chính (viết báo cáo, họp) là nhiều quá mức cần thiết. Một lãnh đạo của Hội Phụ nữ ở huyện Tây Sơn cho biết một nửa thời gian trong giờ hành chính của bà là dành cho đi họp2.

 Công việc, nhiệm vụ hoàn thành

Về MTTQ, MTTQ Bình Định là cơ quan giám sát và thực hiện các chương trình an sinh xã hội, tham gia các dự án tổ chức quốc gia, thực hiện công tác giám sát tuyên truyền vận động. Trước đây nguồn kinh phí cho các hoạt động này đến từ HĐND, do HĐND quản lý và MTTQ phối hợp thực hiện. Từ năm 2015 thì có kinh phí cấp cho MTTQ đứng ra thực hiện3.

Cũng giống như ở Hà Nội, MTTQ ở Bình Định còn tổ chức, vận động người dân tham gia các phong trào, đợt vận động như quỹ “Vì người nghèo”. Năm 2014 thu được 13 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 396 hộ nghèo4. Nhìn chung, nhiệm vụ của MTTQ ở địa phương chủ yếu là công tác dân vận và quản lý các quỹ an sinh xã hội do nhân dân, doanh nghiệp đóng góp.

Tỉnh đoàn Bình Định, ngoài các nhiệm vụ do Trung ương đề ra, còn có các hợp tác với các tổ chức quốc tế làm dự án, vận động mạnh thường quân hỗ trợ và làm thêm các dự án Nhà nước giao. Tại thời điểm khảo sát, Tỉnh đoàn Bình Định đang được giao trách nhiệm đầu tư và quản lý 15 cây cầu trong chương trình xóa cầu khỉ, cầu tạm.

Một số các tổ chức quần chúng công khác cũng tự thân vận động trong việc tìm thêm đối tác để phối hợp hoạt động, qua đó tạo ra một nguồn hỗ trợ cho tổ chức. Ví dụ VUSTA Bình Định có vận động thêm được nguồn quỹ tài trợ 48 nghìn USD từ UNDP cho một dự án về lúa ngập mặn, hay Hội Phụ nữ tham gia dự án của Ngân hàng Châu Á (ADB) về xây dựng nhà vệ sinh cho người dân, và tham gia làm đại diện tín thác vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội (1.200 tỷ đồng) và Ngân hàng Phát triển Nông thôn (Agribank). Hội Phụ nữ Bình Định cũng có nguồn quỹ cho vay khoảng 7 tỷ đồng. Ở xã Tây Xuân (Tây Sơn), chủ tịch MTTQ xã cho rằng khoản thu có được từ chương trình phủ xanh đồi trọc do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ góp một phần lớn cho ngân sách hoạt động của MTTQ xã. Ông lo ngại rằng khi dự án kết thúc thì không biết nguồn bù đắp kinh phí sẽ lấy ở đâu1.

 Quan điểm của người trong cuộc

Về cấp cơ quan quản lý nhà nước, Sở Nội vụ Bình Định cho rằng trên thực tế vẫn còn sự chồng lấn giữa Nhà nước và các hội (đặc thù). Nhiều người dân còn nghĩ hội đặc thù là thuộc Nhà nước2. Chính sách về hội đặc thù cũng còn có nhiều vấn đề: chưa nhất quán, chưa có quy định rõ ràng về hưu và không hưu, và giao biên chế còn nhiều bất cập (cơ chế xin - cho còn nặng nề). Điều này tạo ra gánh nặng ngân sách về biên chế3. Hiện tượng lợi dụng chính sách để làm lợi cho cá nhân còn nhiều. Cán bộ của Sở Nội vụ cho rằng hiện ở Bình Định đang có tâm lý lạm phát về hội. Nhiều người thành lập hội chỉ vì mục đích cá nhân, vì

1 Phỏng vấn BĐ14.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)