Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ cho các huyện miền nú

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 60 - 67)

cho các huyện miền núi

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi sự nghiệp giáo dục miền núi phải có những phát triển đột phá, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nên những con người có trình độ khoa học để

phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 59/2001/QĐ-UB ngày 9/7/2001 về Đầu tư, nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo Trường THPT Dân

tộc nội trú tỉnh Nghệ An góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho miền núi, dân tộc;

Đặc biệt, Quyết định số 41/QĐ-UB.VX ngày 17/7/2001 về Nâng cao chất lượng

giáo dục và đào tạo vùng miền núi và dân tộc gắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ cho các huyện miền núi với mục tiêu: tiếp tục hồn chỉnh mạng lưới trường

lớp, quy mơ phát triển, trong đó chú ý thành lập các trường mầm non ở 18 xã đặc biệt khó khăn chưa có trường mầm non; mở lớp 6, lớp 7 trong trường tiểu học tại các xã chưa có điều kiện mở trường THCS để thực hiện phổ cập giáo dục trung học, lớp 8, lớp 9 học tại trường liên xã; huy động trên 90% trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo, trên 95% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, trên 90% học sinh tốt nghiệp tiểu học và THCS, tuyển 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống trường dân tộc nội trú (gồm 9 trường THPT và 6 trường THCS), dành 1/3 số suất học bổng của học sinh cấp THCS để hỗ trợ cho những học sinh người DTTS ở những vùng khó khăn hoặc có hồn cảnh gia đình khó khăn; cải tiến cơng tác cử tuyển, có thể thực hiện cử tuyển trên cơ sở khảo sát chất lượng, kiên quyết không để hiện tượng tiêu cực xuất hiện trong cử tuyển để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ cho miền núi,vùng dân tộc.

Tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ giáo dục khu vực miền núi, đặc biệt là các huyện miền núi vùng cao. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đủ và từng bước nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; chú ý phân loại giáo viên, đưa những giáo viên không đạt yêu cầu về giảng dạy đi bồi dưỡng, nếu không thể bồi dưỡng nâng cao trình độ thì bố trí cơng tác khác.

Thực hiện tốt chương trình xóa phịng học tạm để đến năm 2005, khơng cịn phịng học bằng tranh tre, đầu tư xây dựng hồn chỉnh các trường phổ thơng DTNT, đẩy nhanh tiến độ nâng cấp cơ sở vật chất trường THPT dân tộc nội trú tỉnh theo đề án đã được phê duyệt.

Cơng tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục ln được Đảng bộ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến các huyện miền núi quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập Ban Chỉ đạo xóa mù chữ và phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001- 2005. Ban Chỉ đạo đã phân công trách nhiệm cho UBND các cấp, gắn trách nhiệm chỉ đạo của các thành viên với việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tại các huyện. Đồng thời, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 29 ngày 18/12/2003 Quy định về một số chính sách đối với cơng tác xóa mù chữ. Mức chi cho cơng tác xóa mù chữ và sau xóa mù chữ là: các xã miền núi:120.000 đ/suất; các xã vùng núi cao:150.000 đ/suất; Quyết định số 30/2003/QĐ-UB ngày 18/2/2003 về Quy định một số chính sách đối với công tác phổ cập giáo dục

Trung học cơ sở; Quyết định số 2434/QĐ.UB-VX, ngày 01/07/2004 về Xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới xã hội học tập ở tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2004-2010). Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số xã, phường, thị trấn xây dựng

được trung tâm học tập cộng đồng để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình hành động; Ban Chỉ đạo tỉnh và các huyện miền núi đã phát huy tốt vai trị của các đồn thể xã hội như Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Bộ đội Biên phòng, các già làng, trưởng bản nhằm vận động con em trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số các lớp phổ cập, hạn chế bỏ học. Ban Chỉ đạo các huyện miền núi đã tham mưu cho UBND huyện ban hành chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương, có kế hoạch sử dụng các nguồn lực của Trung ương, của tỉnh, huy động nguồn lực của địa phương thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục.

Xác định xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn miền núi, từ năm 2001 đến năm 2005, UBND tỉnh Nghệ An đã có nhiều quyết định quan trọng như

Quyết định số 3281/QĐ-UB, ngày 11/9/2002 về Tăng cường giáo viên lên công

tác tại các huyện miền núi vùng cao và thuyên chuyển giáo viên công tác lâu năm ở các huyện trên về địa bàn thuận lợi với các chính sách như sinh viên tốt nghiệp được tăng cường lên giảng dạy tại các huyện miền núi vùng cao có điều kiện khó khăn được tuyển dụng ngay vào biên chế, sau khi hoàn thành nhiệm vụ được trở lại địa bàn miền xi nếu có nhu cầu; sau khi hồn thành nghĩa vụ được hỗ trợ một khoản kinh phí di chuyển đến nơi mới là 500.000 đồng/1 người/cho mỗi năm thực hiện chính sách tăng cường ở các huyện vùng cao. Nếu tình nguyện ở lại công tác lâu dài thì được khuyến khích và hỗ trợ 5 triệu đồng/người; Quyết định số 37/2003/QĐ-UB ngày 2/4/2003 của UBND tỉnh về

Thực hiện chính sách tăng cường giáo viên cho các huyện vùng cao; Quyết định số 105/2002/QĐ-UB ngày 22/11/2002 của UBND tỉnh về Chính sách cho nhà

giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trên địa bàn các huyện miền núi.

Trong 5 năm (2001-2005), thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ, UBND các huyện miền núi tỉnh Nghệ An cũng ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chương trình nhằm phát triển GD-ĐT như Nghị quyết số 04- NQ/HU ngày 30/5/2001 của Huyện ủy Quỳ Hợp về Thực hiện nhiệm vụ phổ cập

giáo dục THCS (2001-2005); Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 15/10/2001 của

BTV Huyện ủy Quỳ Châu về Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở vùng

khó khăn giai đoạn 2001-2005; Nghị quyết số 15-NQ/HU ngày 22/10/2002 của

BCH Đảng bộ huyện Quỳ Châu về Công tác giáo dục và đào tạo từ nay đến năm

2010; Huyện ủy Quế Phong ban hành Nghị quyết số 03/2001 về Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Huyện ủy Thanh Chương ban hành Nghị quyết số 04/2001 về Đẩy nhanh tiến độ về phổ cập giáo dục THCS và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…

Với nhiều chính sách ưu tiên cho GD-ĐT, hệ thống trường lớp phát triển rộng khắp đến tận thôn, bản, đảm bảo nhu cầu học tập của con em đồng bào miền núi, vùng dân tộc. Hệ thống 8 trường THPT và 5 trường THCS dân tộc nội trú được củng cố và nâng cấp về cơ sở vật chất. Các trường THPT dân tộc nội trú cơ bản có đủ điều kiện để phục vụ cho dạy và học. Bên cạnh trường dân tộc nội trú, các huyện miền núi Nghệ An còn phát triển loại hình trường bán trú dân ni để tạo điều kiện cho học sinh học tập. Năm học 2001-2002 còn 18 xã nghèo chỉ có lớp mầm non đặt trong trường tiểu học thì đến năm học 2004-2005, tất cả các xã đều có trường mầm non. Tính đến năm học 2004-2005, các huyện miền núi có 228 trường mầm non; 343 trường tiểu học; 193 trường THCS; 29 trường THPT [99, tr.12], tăng 18 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 6 trường THCS và 6 trường THPT so với năm học 2001-2002.

Như vậy, các trường, lớp phân bố trên địa bàn miền núi tương đối phù hợp với phân bố dân cư. Các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS và mỗi huyện có 1-3 trường THPT (riêng huyện Thanh Chương có 7 trường và Nghĩa Đàn có 6 trường). Các lớp mầm non, lớp 1, 2, 3 được đưa về tận bản, duy trì lớp ghép ở cấp tiểu học để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút trẻ tới trường. Với mạng lưới trường lớp ngày càng tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em miền núi được đi học, do đó, số học sinh các cấp học ngày một tăng, nhất là cấp THCS, bình quân mỗi năm tăng 2,67% và cấp THPT bình quân mỗi năm tăng 9,22%. So với toàn tỉnh, học sinh tiểu học và THCS chiếm tỷ lệ cao hơn (đạt 37%), tỷ lệ học sinh THPT đạt 33,69% [32, tr.215].

Bằng sự nỗ lực của các địa phương, chương trình quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ cơ bản hồn thành. Năm 2005 huy động được 520 lớp với 8904 học viên, tốt nghiệp 8637 học viên. Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh xây dựng và đưa 77 trung tâm học tập cộng đồng vào hoạt động, mang lại hiệu quả tích cực [185, tr.3]. Nhiều lớp học cập nhật kiến thức cho người lao động được mở ở các địa phương góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về khoa

học kỹ thuật, văn hoá, xã hội của nhân dân. Việc dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc được quan tâm, góp phần quan trọng vào giáo dục ý thức, thúc đẩy lòng tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường đồn kết dân tộc trên địa bàn các huyện miền núi.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan tổ chức triển khai hiệu quả Đề án thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học. Đến năm 2004, đã đầu tư được 45.990 triệu đồng (trong đó có 33.990 triệu đồng là vốn Trung ương, 12.000 triệu đồng là vốn của tỉnh) để xóa các phịng học tranh tre ở các huyện miền núi. Cuối năm 2005, trên địa bàn miền núi Nghệ An cơ bản hồn thành việc xố phòng học tranh tre nứa lá. Số phòng học đã triển khai xây dựng đến cuối tháng 12/2005 là 782 phòng với tổng số vốn đầu tư cho các huyện miền núi là 71,992 triệu đồng. Nhà ở cho giáo viên đã được đầu tư xây dựng tại 72 trường, với tổng kinh phí là 20,575 tỷ đồng. Riêng năm 2005, Nghĩa Đàn xây dựng mới 22 trường học cao tầng và 11 phòng học khác; Thanh Chương xây dựng được 23 trường học cao tầng, hơn 1.200 phòng học kiên cố, mở thêm 2 trường THPT bán công; Con Cuông thành lập thêm trường THCS Trà Lân, Trường THPT DTNT Mường Quạ; Kỳ Sơn đã đầu tư xây dựng 29 nhà nội trú cho giáo viên 29 trường và 15 nhà nội trú cho học sinh các cấp ở cơ sở [99, tr.12].

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ triển khai Đề án tăng

cường giáo viên lên công tác tại các huyện miền núi cao, vùng xa, vùng sâu. Tình trạng thiếu giáo viên ở vùng cao đã được khắc phục, tính đến tháng 12/2005, tỷ lệ giáo viên tiểu học thấp nhất là 1,0 giáo viên/lớp (Quỳ Châu) và cao nhất là 1,25 giáo viên/lớp (Nghĩa Đàn). Cấp THCS, một số huyện cịn đạt cao hơn bình qn chung của cả tỉnh như Tương Dương 1,87 giáo viên/lớp; Quế Phong 1,83 giáo viên/lớp; Kỳ Sơn 1,82 giáo viên/lớp; Con Cuông 2,07 giáo viên/lớp; Quỳ Châu 2,16 giáo viên/lớp. Đội ngũ giáo viên tăng bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 6,8% [100, tr.7].

Thực hiện chính sách cử tuyển, trong 5 năm, tỉnh Nghệ An đã cử tuyển được 753 học sinh đi học các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở Trung ương và trong tỉnh (đại học 207; cao đẳng 219; THCN 337 học sinh), thành phần chủ yếu là con em đồng bào DTTS, dân tộc Kinh chỉ chiếm 5% trong số học sinh cử tuyển [15] [16]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh việc chỉ đạo giáo dục đại trà, ngành giáo dục và đào tạo các cấp đã tập trung đào tạo mũi nhọn, do vậy, học sinh giỏi, thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng của các huyện miền núi Nghệ An ngày càng nhiều. Năm học 2004-2005, Thanh Chương có 970 em; Quỳ Châu 88 em; Quế Phong 85 em; Con Cuông 52 em; Tương Dương 45 em; Kỳ Sơn 42 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng.

Thực hiện Đề án về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, trọng tâm là cán bộ chủ chốt và cán bộ các xã 10 huyện miền núi của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các huyện miền núi đã chỉ đạo Phòng Giáo dục xây dựng kế hoạch và triển khai các lớp bổ túc văn hóa, phối hợp với Trung tâm chính trị huyện, tỉnh mở các lớp nâng cao trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ các xã miền núi của tỉnh. Từ 2001 đến 2005, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng từ 4,23% lên 8,85% và trung học chuyên nghiệp từ 8% lên 53,3%; trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp từ 0,74% lên 1,2% và trung cấp lý luận chính trị từ 45,9% lên 53,3% [136, tr.19-20].

Từ năm 2004, thực hiện chủ đưa những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, THCN về đảm nhận các chức danh chun mơn ở UBND cấp xã, đợt 1 có 215 người có trình độ đào tạo cơ bản về công tác tại các xã, phường, thị trấn của 10 huyện miền núi, trong đó đại học có 50 người, cao đẳng có 8 người và THCN có 157 người [15, tr.5]. Con em đồng bào các dân tộc miền núi sau khi tốt nghiệp các trường về cơ bản được bố trí cơng việc.

Trong 5 năm (2001-2005), giáo dục ở các huyện miền núi có sự chuyển biến về cả quy mô mạng lưới trường lớp và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo,tổ chức thực hiện, cịn một số hạn chế:

Cơng tác lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, đề án, kế hoạch của các cấp ủy Đảng, chính quyền của một số huyện, xã chưa tập trung cao, chỉ đạo còn dàn trải. Cơng tác quản lý của Phịng giáo dục và các nhà trường chậm đổi mới, đánh giá và xếp loại nặng về thành tích. Cấp ủy Đảng, chính quyền một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục.

Mạng lưới trường lớp chưa thật hợp lý (trường THCS có quy mơ nhỏ). Môi trường học tập, rèn luyện của học sinh thiếu thốn, việc chuẩn bị cho học sinh miền núi dân tộc làm quen với tiếng Việt trước khi vào lớp 1 cịn khó khăn, ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mới. Chất lượng giáo dục miền núi thấp so với miền xuôi; một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hiện tượng học sinh bỏ học nhiều, nhất là học sinh THCS và THPT, bởi vậy, công tác phổ cập giáo dục ở các huyện, vùng cao thêm khó khăn. Chất lượng phổ cập giáo dục của các xã biên giới, vùng cao thuộc huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong cịn thấp. Tình trạng mù chữ và tái mũ chữ ở 27 xã vùng biên giới có xu hướng tăng. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 60 - 67)