Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị gắn với xã hội hóa trong thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền nú

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 139 - 143)

trong thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi

Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí quan trọng, là nơi trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động, phong trào của nhân dân nhằm thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước nói chung và CSXH nói riêng. Thực hiện CSXH của Đảng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan ban, ngành ở địa phương. Vì mục tiêu phát triển CSXH các huyện miền núi là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. CSXH của Đảng có liên quan mật thiết với các chính sách khác như chính sách dân tộc, tơn giáo... Vì vậy, CSXH có liên quan đến tất cả các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, các cơ quan, ban, ngành ở địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã. Do đó, phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện CSXH trên địa bàn các huyện miền núi.

Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành của địa phương trong thực hiện CSXH của Đảng ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện CSXH. Bên cạnh đó, nội dung CSXH của Đảng liên quan nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh... đối tượng hưởng thụ các chính sách đó là đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn miền núi có các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đồn thể. Vì thế, khơng một tổ chức nào tự giải quyết được những vấn đề thuộc về CSXH của Đảng một cách triệt để. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các tổ chức đồn thể trong hệ thống chính trị, các cơ quan, ban ngành của địa phương phối hợp nhịp nhàng, thống nhất thì mới thực hiện triệt để CSXH của Đảng.

Việc huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành địa phương phải được tiến hành thường xuyên và thực hiện trên

tất cả các nội dung mà CSXH của Đảng đề cập tới. Các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh xuống xã cần nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải huy động sức mạnh, và phối hợp chặt chẽ của các tổ chức và toàn thể xã hội trong thực hiện CSXH của Đảng. Từ đó có trách nhiệm đúng đắn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của CSXH, không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau hoặc phó mặc cho cơ quan chun mơn. Những nhận thức lệch lạc, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành không chặt chẽ sẽ làm giảm hiệu lực thực hiện CSXH của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân các cấp.

Thực tiễn lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng từ năm 2001 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Nghệ An luôn coi trọng quan tâm chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành của tỉnh trong thực hiện CSXH. Trong đó, tổ chức đảng các cấp thường xuyên được xây dựng trong sạch, vững mạnh có đủ năng lực lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện có hiệu quả CSXH; chính quyền nhân dân thể hiện được vai trị là người đại diện cho nhân dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, có năng lực hiện thực hóa các chính sách vào cuộc sống của đồng bào, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc phối hợp chặt chẽ, làm tốt công tác tuyên truyền vận động và tổ chức các phong trào ở địa phương góp phần thực hiện các CSXH ở các huyện miền núi.

Các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ trong thực hiện CSXH, trong đó Ban Dân tộc tỉnh, các Phịng Dân tộc và cán bộ chuyên trách cấp huyện chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho Đảng ủy, UBND các phương án thực hiện CSXH, chương trình phối hợp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp giữa chính quyền nhân dân các huyện miền núi với các sở, ban, ngành như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Mơi trường, Sở Tài chính vật giá, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông Vận tải, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế... để xây dựng các đề án

trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn miền núi, nâng cao chất lượng GD-ĐT và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các huyện miền núi cũng như giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển bền vững.

Trong thực hiện CSXH cần chú trọng xây dựng chính quyền nhân dân các cấp vững mạnh, đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh vùng miền núi. Trong xây dựng chính quyền nhân dân các cấp cần chú trọng mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân. Chính quyền nhân dân các cấp phải thể hiện được tiếng nói, tâm tư nguyện vọng và quyền lợi của của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, không trái với quyền lợi chung, xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực sự bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát”, những việc có quan hệ trực tiếp đến

quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Cần đẩy mạnh các hình thức dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện để đồng bào có thể lựa chọn những người xứng đáng đại diện cho mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, trực tiếp bàn bạc và xúc tiến những cơng việc liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân trên địa bàn miền núi, kiểm tra, giám sát có hiệu quả hoạt động của các cơ quan và tổ chức ở cơ sở. Mở rộng dân chủ, bảo đảm lợi ích thiết thực của đồng bào là yếu tố quan trọng để chính quyền các cấp làm tốt cơng tác vận động đồng bào DTTS tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn dân cư.

Tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở địa bàn miền núi, nhằm thu hút tập hợp đông đảo quần chúng với những nội dung và các hoạt động thiết thực không để người dân, nhất là đồng bào các DTTS bị kích động, lơi kéo di cư tự do trái pháp luật của Nhà nước và những việc làm sai trái làm gây mất ổn định tình hình ở cơ sở. Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các huyện miền núi,

tránh tình trạng Mặt trận Tổ quốc, đồn thể nhân dân chỉ tồn tại trên hình thức. Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân phải gắn các phong trào thi đua yêu nước với việc tích cực vận động đồn viên, hội viên; thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào cách mạng ở địa phương như XĐGN, xây dựng nơng thơn mới…qua đó khơi dậy tinh thần u nước, ý chí vượt khó vươn lên, đồn kết, nỗ lực cố gắng thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương.

Để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong tỉnh đối với cơng tác vận động nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện có nề nếp, quy chế phối hợp hoạt động giữa tổ chức Đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể; phát huy vai trò dân chủ đại diện của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi CSXH ở địa phương.

Chú trọng phương châm xã hội hóa trong việc thực hiện CSXH, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và huy động được nguồn lực từ cộng đồng để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phát huy vai trị của các đồn thể, hội quần chúng trong việc tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, vừa là cầu nối giữa Đảng với dân, giúp họ đề đạt nguyện vọng với Đảng.

Xã hội hóa cịn là phát huy nội lực chính bản thân những người được hưởng thụ CSXH, khơi dậy những tiềm năng của các cá nhân, tự vươn lên với sự hỗ trợ của cộng đồng trong q trình thực hiện CSXH, nhất là chính sách XĐGN, GD- ĐT, y tế. Quỹ “Vì người nghèo” đã huy động được nguồn vốn từ các nguồn lực, trong đó huy động đóng góp của chính người nghèo bằng đóng góp ngun vật liệu, ngày cơng… rất lớn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện miền núi [phụ lục 15].

Để giải quyết tình trạng nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo, chủ yếu trên địa bàn miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 21 về Tập trung

lãnh đạo xóa nhà ở dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo (năm 2004); Chỉ thị số 11 về Tiếp tục thực hiện Quyết định 134 (năm 2007), trong đó tập trung ưu tiên giải quyết xóa nhà ở tạm bợ. Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã tập trung nguồn lực và tổ chức chỉ đạo thực hiện giải quyết việc xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn vốn của Trung ương, tỉnh đã chủ động hỗ trợ thêm kinh phí 1 triệu đồng/hộ để xóa nhà dột nát, tạm bợ, hỗ trợ kinh phí vận chuyển vật liệu để dựng nhà ở các địa bàn khó khăn, hiểm trở; lồng ghép với Chương trình 134, tăng thêm nguồn lực để chỉ đạo thực hiện xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Nét đột phá trong q trình lãnh đạo xóa nhà dột nát, tạm bợ đó là huy động sự giúp đỡ của các huyện miền xuôi đối với các huyện miền núi. Huy động tồn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp chung tay, góp sức. Trong giai đoạn 2006- 2010, chủ trương xóa nhà dột nát, tạm bợ được Đảng bộ tỉnh quán triệt sát sao, đưa vào chỉ tiêu đánh giá của các Đảng bộ và xác định rõ thời hạn hồn thành để các Đảng bộ, chính quyền các huyện có kế hoạch, lộ trình cụ thể thực hiện tại địa phương. Do vậy, kết quả trong việc xóa nhà dột nát, tạm bợ đạt đúng tiến độ và chỉ tiêu đề ra. Trong 10 năm (2001-2010), các huyện miền núi đã xây dựng 9.956 ngôi nhà/16.006 ngôi nhà tồn tỉnh và sửa chữa 4.330 ngơi nhà/7.558 ngơi nhà trong toàn tỉnh [xem phụ lục 14], góp phần ổn định đời sống cho đồng bào miền núi, nhất là đồng bào DTTS. Đây là một thành cơng lớn của Đảng bộ tỉnh trong q trình vận dụng chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và được sự đồng thuận của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 139 - 143)