Nhận thức đúng vị trí của chính sách xã hội trong q trình xây dựng và phát triển các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nước

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 127 - 130)

dựng và phát triển các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung

Chính sách xã hội là chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội của đời sống con người. Đầu tư cho xã hội thông qua các CSXH là đầu tư cho sự phát triển, trước hết là phát triển kinh tế, và cùng với phát triển kinh tế là phát triển xã hội để phát triển con người. Quan điểm này đã xác lập những định hướng cơ bản của CSXH, lấy con người làm điểm xuất phát, làm mục tiêu, coi con người là vấn đề trung tâm của mọi CSXH.

Trong thời kỳ đổi mới, do nhận thức đúng vị trí, vai trị quan trọng của CSXH đối với sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng đã đặt yếu tố con người vào vị trí trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi các CSXH như là công cụ nhằm khai thác, động viên mọi tiềm năng của từng cá nhân cũng như của cả cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng từng bước đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với đặc điểm các vùng, miền, nhằm phát huy cao độ sự tham gia của cả cộng đồng

và hướng tới đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, bình đẳng trong hưởng thụ phúc lợi xã hội cho người dân miền núi.

Trên cơ sở nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của CSXH đối với các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về thực hiện CSXH. Trên cơ sở đó, giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quán triệt, vận dụng và triển khai kế hoạch, chương trình hành động, thực hiện tốt CSXH của Đảng và Nhà nước.

Từ thực tiễn thực hiện CSXH của Đảng ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An trong những năm 2001 - 2010 cho thấy, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị CSXH của Đảng, Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và đồng bào các DTTS là nhân tố hàng đầu quyết định hiệu quả CSXH của Đảng trên địa bàn miền núi. Những thành tựu đạt được trong thực hiện CSXH bắt nguồn từ sự nhận thức đúng đắn, nêu cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc các huyện miền núi, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Ngược lại, chính sự lạc hậu về nhận thức, thiếu sự hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, tinh thần trách nhiệm và năng lực thực tiễn của cán bộ, đảng viên, tư tưởng trông chờ ỷ lại của nhân dân trên địa bàn miền núi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng thực hiện CSXH yếu kém.

Nhận thức về vị trí, vai trị của CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh Nghệ An, chính là làm cho đồng bào hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, thấy rõ tính ưu việt của đường lối, chính sách. Từ đó, tạo sự đồng thuận cao, ý thức tự giác chấp hành và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó, động viên nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái tham gia cơng cuộc đổi mới đất nước, làm trịn nghĩa vụ công dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giúp đồng bào ổn định đời sống vật chất, có điều kiện thuận lợi tiếp cận và hiểu biết chính sách, pháp luật, để khơng bị kẻ xấu lôi kéo, lừa gạt.

Hơn nữa, làm cho người dân các huyện miền núi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện CSXH trên địa bàn, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ vào các nguồn viện trợ của Trung ương và các cấp. Khắc phục tâm lý này không chỉ đối với dân chúng, mà trước hết đối với đội ngũ cán bộ ở địa phương các huyện miền núi. Phải làm cho các huyện, xã miền núi tự chủ, tự lực vươn lên, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ ở nơi đây, nhất là các tổ chức đảng và chính quyền, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, xã miền núi phải chịu trách nhiệm trước dân về cuộc sống của dân, phải đầu tư trí tuệ, sức lực vào việc tìm tịi các biện pháp thiết thực nhất, huy động lực lượng và các nguồn lực tại chỗ, theo chức trách và thẩm quyền giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương, cơ sở của mình, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn viện trợ của cấp trên, các nguồn tương trợ, giúp đỡ của các ngành, các địa phương kết nghĩa để lo cho dân, khơng để dân đói, dân rét, dân đau ốm, dân thất học, mù chữ.

Đồng thời, cần làm cho mọi thành viên trong cộng đồng hiểu rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của CSXH với phát triển toàn diện miền núi. Ưu tiên trong đầu tư phát triển vùng dân tộc và miền núi, cũng như ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho đồng bào DTTS là một đòi hỏi tự nhiên - tất yếu, tạo ra điều kiện và cơ hội để đồng bào DTTS trên địa bàn miền núi thụ hưởng cơng bằng, bình đẳng. Ưu tiên đầu tư phát triển miền núi phải mang nội dung toàn diện cả vật chất lẫn tinh thần, đó cịn là ưu tiên đầu tư thường xuyên và lâu dài để các vùng miền núi đủ sức vượt qua ngưỡng đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển, tạo ra khả năng tự phát triển của chính các dân tộc, vùng miền núi trong sự phát triển chung của tỉnh.

Điều quan trọng hơn là từ nhận thức đúng đắn về vai trò của CSXH, trong tổ chức thực hiện CSXH cần có sự đổi mới, đặt đúng vị trí của CSXH trong sự phát triển tồn diện, bền vững các huyện miền núi của tỉnh. Thông qua việc tổ chức thực hiện CSXH ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An, làm cho đồng bào các dân tộc được thụ hưởng trực tiếp lợi ích do chính sách mang lại, nhờ đó tạo

ra sự lành mạnh các quan hệ xã hội và bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.

Khâu tổ chức thực hiện triển khai các dự án, sử dụng các nguồn lực là rất quan trọng, càng quan trọng hơn là trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát với sự tham gia trực tiếp của người dân để khơng xảy ra lãng phí, thất thốt, chiếm dụng, chiếm đoạt bởi tham ô, tham nhũng.

Trong thực tế, từ nhận thức đúng về CSXH, từ tổ chức thực hiện có hiệu quả bằng những việc làm thiết thực ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã làm cho tất cả mọi người hiểu rõ rằng, CSXH là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược trong sự nghiệp phát triển của tỉnh Nghệ An nói chung và các huyện miền núi nói riêng, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và là trách nhiệm của mỗi người dân trên địa bàn miền núi của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 127 - 130)