Nâng cao chất lượng lao động, góp phần giải quyết việc là mở các huyện miền nú

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 91 - 96)

gấp 2,08 lần so với bình quân chung cả tỉnh (12%) và gấp 2,5 lần so với bình quân chung cả nước (9%), trong đó có 5 huyện núi cao, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 25% như Kỳ Sơn 48,1%; Tương Dương 48,32%; Quế Phong 39,65%; Quỳ Châu 30,45%; Con Cuông 28,31% [phục lục 9].

2.2.2. Nâng cao chất lượng lao động, góp phần giải quyết việc làm ở các huyện miền núi huyện miền núi

Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, cơ chế và chính sách thu hút, phát triển việc làm như: Quyết định số 5060/QĐ-UB.VX ngày 28/12/2006 về Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010, trong đó đề ra định hướng là nâng cấp

Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ thành Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật miền Tây, Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề Con Cuông thành Trường Trung cấp nghề dân tộc miền núi Nghệ An, tạo điều kiện cho nhân dân các huyện miền núi tiếp cận học nghề; Quyết định số 5727/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 về Đào tạo

nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp - làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 - 2015; Quyết định số 73/2009/QĐ-UBND ngày 13/8/20009 về Các chính sách khuyến khích xuất khẩu

lao động trên địa bàn tỉnh, để nâng cao số lượng và chất lượng lao động xuất

khẩu, góp phần thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài các xã nghèo thuộc Nghị quyết 30a; Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND, ngày 12/8/2010 về Công tác hỗ trợ phát triển hoạt

động xuất khẩu lao động tại 3 huyện nghèo và 42 xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo có tỷ lệ trên 30%.

UBND tỉnh chỉ đạo các ban, ngành chức năng thực hiện lồng ghép nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhiều việc làm mới trên địa bàn miền núi Nghệ An. Chương trình giải quyết việc làm cịn có sự tham gia chỉ đạo tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên, Liên đoàn lao động… trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và giúp cho cấp uỷ, chính quyền trong quản lý và tổ chức thực hiện chương trình việc làm, triển khai các dự án vay vốn giải quyết việc làm có hiệu quả. Hàng năm, công tác kiểm tra, giám sát; sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện mơ hình nhân diện rộng được quan tâm thường xuyên; những vướng mắc, sai sót được khắc phục kịp thời.

Huyện ủy, UBND các huyện miền núi cũng đề ra các chỉ thị, đề án nhằm giải quyết việc làm, dạy nghề và xuất khẩu lao động như BTV Huyện ủy Quỳ Hợp ban hành Chỉ thị số 03-CT/HU ngày 26/9/2006 về Đẩy mạnh xuất khẩu lao

động giai đoạn 2006-2010; các Đề án đào tạo nghề, XĐGN và giải quyết việc

làm giai đoạn 2006-2010 của Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cng, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hịa...

Nhiều cấp ủy địa phương miền núi xác định xuất khẩu lao động là một trong những hướng đột phá để giải quyết việc làm. Công tác xuất khẩu lao động được đưa vào nghị quyết đại hội Đảng và chương trình cơng tác nhiệm kỳ của nhiều cấp ủy; thành lập ban chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện. Các đơn vị xuất khẩu lao động đã chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của tỉnh, các huyện, thị xã trong việc tuyển lao động xuất khẩu, trực tiếp về các địa phương để liên kết, tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, hợp đồng tuyển lao động xuất khẩu, hướng dẫn cụ thể cho người lao động làm thủ tục liên quan. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn và các huyện miền núi tổ chức các Hội chợ việc làm - xuất khẩu lao động tại Thanh Chương (năm 2006); Anh Sơn (năm 2008), Nghĩa Đàn (năm 2009) giúp nhân dân tìm hiểu kỹ hơn về cơng tác xuất khẩu lao động. Tăng cường hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với thị trường lao động để tìm kiếm việc làm. Số lượng và chất lượng nguồn tuyển tốt hơn như Nghĩa Đàn 1.354 người; Tân Kỳ 384 người; Quỳ Hợp 294 người; Anh Sơn 258 người; Quế Phong 131 người [105, tr.1].

UBND tỉnh tiến hành nâng cấp Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ thành trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật miền Tây đóng tại thị xã Thái Hịa; trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề huyện Con Cuông thành trường Trung cấp nghề dân tộc miền núi Nghệ An; xây dựng thêm 8 Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề ở các huyện miền núi. Đến năm 2010, trên địa bàn có 2 trường trung cấp chuyên nghiệp dân lập, 8 trung tâm dạy nghề ngồi cơng lập, tạo cơ hội cho lao động miền núi được học tập, nâng cao tay nghề. Dạy nghề cho lao động được thực hiện dưới nhiều hình thức như dạy nghề chính quy tại trung tâm; dạy nghề lưu động tại các xã, thôn, bản; dạy nghề tại các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ;

dạy nghề gắn với các làng nghề; dạy nghề theo hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp… Thơng qua các mơ hình dạy nghề cụ thể đã giúp nhân dân tạo việc làm như mơ hình ni lợn thịt và gà thịt tại xã Lượng Minh (Tương Dương); nuôi lợn siêu nạc tại xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương); chăn nuôi vịt bầu tại Quỳ Châu, Quế Phong; chăn ni trâu bị hàng hóa tại xã Thanh Dương (Thanh Chương); dệt thổ cẩm ở xã Châu Tiến, Châu Hạnh (Quỳ Châu).

Từ năm 2006 đến năm 2010, tồn vùng có 9/83 làng nghề được tỉnh cơng nhận (Thanh Chương: 3; Quỳ Châu: 2; Nghĩa Đàn: 3; Tân Kỳ: 1). Một số làng nghề truyền thống đang được hỗ trợ để tiến tới công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề như: Dệt thổ cẩm Lục Dạ (Con Cuông), Cỏ Noong (Mường Nọc, Quế Phong), chế biến mây tre đan xuất khẩu Đồng Nại (Châu Quang - Quỳ Hợp), sản xuất hương trầm (thị trấn Quỳ Châu) [150, tr.6].

Với những nỗ lực toàn diện, cơ cấu kinh tế trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 45,6% năm 2005 xuống cịn 41,07% (tồn tỉnh 28,87%), tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 28,2% lên 29,8%, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 26,2% lên 29,85% [150, tr.3], góp phần tạo thêm cơng việc cho lao động trên địa bàn miền núi.

Tính đến năm 2010, lực lượng lao động ở địa bàn miền núi khoảng 750 ngàn người, trong đó số lao động làm việc trong nền kinh tế khoảng 650 ngàn người. So với giai đoạn 2001 - 2005, số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp giảm 25,2% (cịn 61,19%), số lao động ở các ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng 14,45% (đạt 19,05%) và ngành dịch vụ tăng 10,76% (đạt 19,76%) [xem phụ lục 7].

Trong 5 năm (2006-2010), toàn vùng đã tạo thêm việc làm mới cho khoảng 30.400 lao động, bình quân mỗi năm hơn 6000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13% tăng lên 23%, trong đó lao động được đào tạo nghề từ 6,38% tăng lên 15%, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Một số huyện có tỷ lệ lao động qua đào

tạo cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh (40%) như thị xã Thái Hòa đạt 53,8%; Thanh Chương đạt 42%. Về xuất khẩu lao động, hàng năm đưa hơn 6000 lao động đi lao động tại nước ngoài, tăng hơn 2 lần so với mục tiêu đề ra (mục tiêu 2.500 lao động/năm) [150, tr.12].

Triển khai chính sách dạy nghề và xuất lao động trên địa bàn 3 huyện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong 2 năm (2009-2010), các huyện đã tổ chức cho trên 1.200 người trong độ tuổi lao động được học nghề tại các trung tâm dạy nghề của các huyện, trong đó số lao động thuộc diện hộ nghèo chiếm trên 60%. Đã có trên 250 lao động của 3 huyện tham gia xuất khẩu lao động [193, tr.9].

Tuy nhiên, số lao động được đào tạo nghề ở các huyện miền núi còn thấp, chỉ đạt 15% (tỷ lệ chung của toàn tỉnh 30%); chất lượng đào tạo nghề, nhất là dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động do thiếu các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, chuẩn hóa về chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên. Nhu cầu việc làm của lao động đang là vấn đề bức xúc của xã hội do cung vẫn lớn hơn cầu, tỷ lệ thiếu việc làm ở miền núi còn lớn trong khi việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và theo ngành còn chậm, năng suất lao động thấp; chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu; hoạt động hỗ trợ trực tiếp từ Quỹ quốc gia về việc làm chưa thực sự có hiệu quả, cho vay sai đối tượng; việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thiếu thường xuyên. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho vay tạo việc làm thơng qua Quỹ quốc gia về việc làm cịn hạn chế.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc làm và tự tạo việc làm chưa được chú trọng. Nguồn lực đầu tư cho Chương trình giải quyết việc làm cịn thấp. Việc sơ, tổng kết, xây dựng và nhân rộng các mơ hình giải quyết việc làm có hiệu quả trên địa bàn chưa được chú trọng. Một số đơn vị xuất khẩu lao động hoạt động trên địa bàn còn yếu, hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 91 - 96)