Tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các huyện miền nú

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 105 - 112)

huyện miền núi

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 08 của BTV Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An ban hành nhiều nghị quyết, quyết định nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 5/7/2007 về Nâng cao chất lượng khám

chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010 và những năm tiếp theo; Quyết định số 2286/2009/QĐ-UBND, ngày 28/5/2009 phê duyệt đề án Hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thị xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2012 với mục tiêu ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ cho 20 trung tâm Y tế

huyện, thành, thị xã, đặc biệt là các trung tâm y tế các huyện miền núi, vùng cao, vùng khó khăn theo đúng lộ trình. Với tổng kinh phí 241.255 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước, Dự án WB, ODA, trái phiếu Chính phủ… Ưu tiên đầu tư kinh phí cho đào tạo cán bộ 7 Trung tâm y tế huyện khoảng 42.000 triệu đồng, ưu tiên đầu tư cho 3 huyện nghèo là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và 4 huyện Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, mỗi huyện 6000 triệu đồng; Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 6/10/2009 Quy định về tăng cường cán bộ y

tế công tác tuyến huyện và tuyến xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao

chất lượng khám, chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến dưới…

Với các huyện miền núi, ngày 31/8/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3413/QĐ-UBND-VX phê duyệt đề án Phát triển mạng lưới y tế vùng miền

Tây Nghệ An đến năm 2010. Mục tiêu chung phát triển mạng lưới y tế bền vững

ở miền Tây Nghệ An, phấn đấu đưa kỹ thuật cao về gần dân, cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tiếp xúc và sử dụng các dịch vụ y tế. Phấn đấu để mọi người dân được hưởng lợi từ dịch vụ y tế, đáp ứng được yêu cầu cơ bản về cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khơng để dịch bệnh lớn xảy ra, đặc biệt là sốt rét; khống chế các bệnh dịch mới phát triển ở miền núi, nhất là HIV/AIDS; tăng cường cải thiện sức khỏe cho người dân cả về

thể lực và trí lực nhằm cải thiện giống nịi cho đồng bào. Trước mắt, đầu tư xây dựng mới 2 bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc (ở Nghĩa Đàn) và Tây Nam (ở Con Cuông), nhằm nâng tỷ lệ 13 giường bệnh/vạn dân. Đồng thời, UBND tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế như Quyết định số 122/2007/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 về Một số chính sách thu hút, hỗ

trợ nguồn nhân lực ngành Y tế Nghệ An giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo như về nhận công tác các huyện núi cao hỗ trợ thêm 10 triệu và các huyện

núi thấp hỗ trợ thêm 5 triệu. Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học Y, Dược chính quy và bác sĩ, dược sĩ cơng tác ngoại tỉnh có cam kết nhận cơng tác tại các trạm y tế xã miền núi thuộc khu vực 3 được ngân sách tỉnh hỗ trợ ban đầu 15 triệu đồng/người.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức được ngành cử đi học về làm việc tại miền núi Nghệ An sẽ được hỗ trợ hoàn thành luận án Tiến sĩ, Bác sĩ CK2, Dược sĩ CK2: 20 triệu đồng; hỗ trợ hoàn thành luận văn Thạc sĩ, Bác sĩ CK1, Dược sĩ CK1: 15 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí đào lại cho cán bộ y sĩ tại trạm y tế tuyến xã để trở thành bác sĩ (cam kết khi học xong trở về công tác đơn vị cũ), đối tượng thuộc xã miền núi là: 400 ngàn đồng/người/tháng; hỗ trợ kinh phí đào tạo liên kết chính quy cho sinh viên để trở thành bác sĩ theo địa chỉ sử dụng (cho các xã miền núi) là 25% tổng kinh phí đào tạo.

Thực hiện Quyết định số 1816 (năm 2008) của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc

Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, UBND tỉnh ban bành Quyết

định 92/QĐ-UBND ngày 6/10/2009 Quy định về tăng cường cán bộ y tế công

tác tuyến huyện và tuyến xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, với chế độ hỗ trợ, đối với

cán bộ y tế được điều động luân phiên từ tỉnh về bệnh viện, Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã.

Đảng bộ, chính quyền các huyện miền núi ban hành các nghị quyết, chương trình, quyết định thực hiện cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân

dân như BTV Huyện ủy Quỳ Hợp ra Nghị quyết 05-NQ/HU ngày 11/4/2006 về

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y đức ở cơ sở y tế giai đoạn 2006-2010

và Nghị quyết 09-NQ/HU ngày 3/5/2006 về Đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng các xã

đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2006-2010; Huyện ủy Thanh Chương ra

Kết luận số 06-KL/HU ngày 11/10/2006 về Kết quả 3 năm thực hiện đề án

chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 và tăng cường xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế; Chương trình số 19-Ctr/HU ngày 2/1/2008 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/HU ngày 16/11/2006 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Huyện ủy Quỳ Châu ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/HU, ngày 31/7/2006 thực hiện Nghị quyết

số 46 của Bộ Chính trị và Nghị quyết khóa XXIII của Đảng bộ huyện về chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2006-2010.

Để triển khai thực hiện các đề án về y tế trên địa bàn miền núi, tỉnh Nghệ An đã phối hợp, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, của tỉnh để tạo nguồn lực lớn nhất cho phát triển y tế các huyện miền núi. Năm 2008-2009, các bệnh viện huyện miền núi được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, trung bình mỗi bệnh viện 10 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, cải tạo bệnh viện. Đối với 5 trung tâm y tế huyện (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Thanh Chương) được đưa vào danh mục đầu tư của Dự án Hỗ trợ y tế Bắc Trung Bộ, trung bình mỗi Trung tâm được đầu tư khoảng 500 ngàn USD, phục vụ cho xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ về cơng tác y tế ở các huyện nghèo, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Sở Y tế là cơ quan thường trực, phân công cụ thể cho từng sở, ngành trực tiếp hỗ trợ cho các xã của 3 huyện nghèo. Phối hợp với các ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện với chủ trương tập trung ưu tiên toàn diện về phân bổ ngân sách, về đào tạo cán bộ, tăng cường bác sĩ từ tuyến tỉnh, ưu tiên đưa bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã 3

huyện vào danh mục đầu tư của các dự án… với tổng kinh phí đầu tư trong 2 năm (2009-2010) để xây dựng cơ bản là 73,872 tỷ đồng (huyện Kỳ Sơn 26,096 tỷ đồng; Quế Phong 24,712 tỷ đồng; Tương Dương 23,064 tỷ đồng, trong đó Đảng ủy Sở Y tế trực tiếp giúp đỡ Trạm y tế xã Yên Tĩnh (Tương Dương) về kinh phí để xây dựng trạm (1,5 tỷ đồng) và hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 80 triệu đồng [107, tr.1].

Với sự đầu tư của Trung ương, tỉnh, sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế trên địa bàn miền núi Nghệ An từng bước được mở rộng và cải tạo khang trang, trang bị đầy đủ hơn, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tính đến năm 2010, trên địa bàn 11 huyện, thị miền núi có 233 cơ sở y tế, trong đó có 10 bệnh viện, 14 phịng khám khu vực và 209/217 xã có trạm y tế xã. Việc tăng số lượng cơ sở vật chất đã tạo điều kiện tăng số giường bệnh cho các huyện miền núi từ 9,3 giường/vạn dân lên 11,57 giường/vạn dân để phục vụ nhân dân [194, tr.14]. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng gấp 5 lần so với năm 2005, đạt 63,42%, vượt mục tiêu đề ra. Nhiều huyện có tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cao hơn so với mức bình quân của cả tỉnh (75%) như Thanh Chương 90,75% ; Anh Sơn 91%, là huyện đạt cao nhất trong toàn tỉnh.

Các cấp ủy, chính quyền tỉnh, Sở y tế quan tâm, ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho y tế miền núi. Tổ chức đào tạo cán bộ cho các huyện miền núi bằng nhiều hình thức như chính quy, chun tu, đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển, đào tạo ngắn hạn... Trong 5 năm (2006-2010) đã đào tạo cho các huyện miền núi hàng trăm điều dưỡng trung học và cao đẳng điều dưỡng, y sĩ xã. Liên kết đào tạo với các trường đại học Y trên cả nước đào tạo bác sĩ cho tuyến xã, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện Nghị quyết 30a, trong 2 năm (2009-2010), đã đào tạo 4 bác sĩ chuyên khoa I, 135 đại học chuyên tu và nhiều cán bộ khác cho hệ thống y tế của 3 huyện nghèo. Đồng thời, tăng cường 15 bác sĩ từ tuyến tỉnh về bệnh viện huyện, xã tại Kỳ Sơn, Quế Phong, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương Dương. Đội ngũ y tế thôn bản được tăng cường, các bản vùng sâu, vùng xa được tăng cường thêm 2 y tế thơn bản [194, tr.14].

Với các chủ trương và chính sách kịp thời, đội ngũ cán bộ y tế của các huyện miền núi được bổ sung nhanh chóng, số bác sĩ cơng tác tại các huyện miền núi từ 2,3 bác sĩ/vạn dân (năm 2005) tăng lên 4 bác sĩ/vạn dân; nâng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ gấp 2,4 lần so với năm 2005 (từ 35% lên 82,3%); 95% xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở.

Thực hiện cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người dân ở các xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Hàng năm, trung bình mỗi huyện có 60 ngàn lượt người đến khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã và các bệnh viện tuyến huyện.

Cơng tác phịng dịch được các cấp ủy, chính quyền chú trọng, các huyện chỉ đạo thành lập Ban y tế bản do Trưởng bản làm Trưởng ban, y tá bản và chi hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên là thành viên; chỉ đạo mạnh mẽ công tác vệ sinh môi trường thôn, bản và thực hiện 3 cơng trình vệ sinh, vì vậy khơng có dịch lớn xảy ra trên địa bàn miền núi. Tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét giảm còn 0,1% và tỷ lệ trẻ em 8-10 tuổi mắc bệnh bướu cổ giảm từ 9% xuống còn 5% (năm 2010); 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 6 loại vắc xin phòng bệnh; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 30,4% xuống cịn 24% [194, tr.64].

Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các huyện miền núi hàng năm giảm mạnh từ 16,5% (năm 2005) xuống còn 11,5% (năm 2010), vượt mục tiêu đề ra.

Như vậy, trong 5 năm (2006-2010), trên địa bàn miền núi Nghệ An, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã được các cấp ủy, chính quyền chú trọng và có những chính sách kịp thời để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu của người dân. Với chủ tương của Đảng bộ tỉnh là tập trung nguồn lực cho y tế các huyện miền núi, tỉnh Nghệ An đã đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng cơ sở và trang thiết bị y tế cho y tế miền núi, tạo nền tảng cho

tuyến y tế cơ sở phát huy vai trị chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt với nhiều chính sách hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng, chính sách ưu tiên đối với cán bộ ngành y, chính sách tăng cường bác sĩ cho tuyến cơ sở đã khắc phục được tình trạng thiếu nguồn nhân lực y tế trên địa bàn miền núi, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân và giúp cho cán bộ y tế ở các huyện miền núi cũng yên tâm công tác tại địa bàn.

Mặc dù vậy, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế của một số huyện miền núi thấp như huyện Kỳ Sơn chỉ có 1/21 xã; Tương Dương 4/18 xã; Quế Phong 7/14 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Số giường bệnh/vạn dân trên địa bàn miền núi còn thấp (đạt 11,3 giường/vạn dân) so với tỷ lệ chung toàn tỉnh (17,16 giường/vạn dân); tỷ lệ bác sĩ/vạn dân của một số huyện thấp so với toàn địa bàn miền núi và tỉnh như Nghĩa Đàn 1,86 bác sĩ/vạn dân, Quỳ Hợp 2,8 bác sĩ/vạn dân (miền núi 4 bác sĩ/vạn dân; toàn tỉnh 5,9 bác sĩ/vạn dân).

Tiểu kết chương

Trong 5 năm (2006-2010), bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi, Đảng bộ, chính quyền tỉnh và các huyện miền núi Nghệ An lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao chất lượng GD- ĐT, tăng cường cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Từ thực tiễn thực hiện các CSXH ở các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã lãnh đạo sát sao, kịp thời và đề ra nhiều chủ trương để giải quyết những khó khăn, bất cập. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo các huyện nghèo, có các chủ trương, chính sách cụ thể đối với đồng bào DTTS khó khăn (dân tộc Mơng, Ơ Đu, Đan Lai). Từ chủ trương chung của Trung ương về XĐGN, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã vận dụng sáng tạo, đề ra chủ trương hỗ trợ cho các xã nghèo có tỷ lệ đói nghèo trên 25% ngồi Quyết định 30a. Do vậy, đã mở rộng đối tượng cần đầu tư của tỉnh góp phần đưa nhanh các xã hồn thành mục tiêu XĐGN.

Nhiều vấn đề cần giải quyết cho các hộ nghèo, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trước mắt cần hỗ trợ xóa nhà dột nát, tạm bợ cho các hộ nghèo để người dân ổn định cuộc sống và quyết tâm hồn thành trước 2/9/2007. Điều đó chứng tỏ sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền tỉnh và các huyện miền núi đã bám sát tình hình thực tế của địa phương các huyện miền núi, có chủ trương sát hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Với quyết tâm trên, đến năm 2010, Nghệ An là một trong những tỉnh hồn thành việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo theo Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị [1, tr.4].

Điểm mới trong q trình lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An là đã huy động được sức mạnh tổng hợp, sự chung sức của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp trong việc xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn miền núi. Hệ thống trường dân lập ở cấp phổ thông và dạy nghề được thành lập và ngày càng mở rộng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.

Với Nghị quyết số 08 về y tế, Tỉnh ủy Nghệ An đã tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân các huyện miền núi, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, tăng cường bác sĩ cho tuyến huyện, xã, đầu tư cơ sở hạ tầng cho trạm y tế, do vậy, tỷ lệ xã, phường, thị

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 105 - 112)