Chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 130 - 135)

chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn các huyện miền núi

Các huyện miền núi phía Tây Nghệ An là các địa phương có kinh tế - xã hội kém phát triển, kết cấu hạ tầng cịn lạc hậu, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, đội ngũ cán bộ vừa yếu vừa thiếu… Do vậy, trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã xác định rõ định hướng phát triển của vùng, miền. Đồng thời, tập trung nguồn lực để đầu tư cho phát triển các huyện miền núi, đặc biệt là các huyện miền núi cao.

Nội dung lãnh đạo của Tỉnh ủy không dừng lại ở việc xác định tư tưởng, quan điểm của mỗi vấn đề mà đã cụ thể hóa, vận dụng một cách sáng tạo nghị quyết của Trung ương thành mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp lớn của địa phương sát hợp với tình hình thực tế của các huyện miền núi của tỉnh. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh còn ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các huyện miền núi phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực cho thực hiện CSXH.

Không chỉ dừng lại ở nhận thức mà trong quá trình tổ chức thực hiện phải quán triệt theo phương châm: thiết thực, cụ thể, hữu ích, tồn dụng, làm cho người dân trên địa bàn miền núi thông qua thực hiện CSXH để vươn lên phát triển theo hướng bền vững. Phải bám sát thực tế, giải quyết đúng những vấn đề bức xúc, cần thiết của người dân, do đó CSXH phải đáp ứng đúng u cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân, tức là hợp lòng dân, thuận ý dân, được dân ủng hộ. Đồng thời, phải rõ ràng minh bạch, hợp với đặc điểm tư duy, tâm lý của các dân tộc trên địa bàn miền núi, hợp với trình độ nhận thức, dân trí của đồng bào các dân tộc, miền núi.

Chính sách xã hội hữu ích là phải đem lại cái lợi, cái có ích cho cuộc sống hàng ngày của dân như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, trẻ em có chỗ học, người già, phụ nữ có thuốc chữa bệnh. Mọi nguồn lực đầu tư phải được sử dụng, tận dụng vào phục vụ an sinh xã hội, phát triển miền núi, tránh tình trạng xâm phạm, chiếm đoạt bởi sự tham nhũng, lãng phí.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo kiểm tra các tổ chức Đảng, các cơ quan chính quyền và đồn thể địa phương, tổ chức vận động quần chúng thực hiện các nghị quyết của Đảng, đồng thời qua đó đề xuất với Trung ương hồn chỉnh đường lối, chính sách trong tình hình mới.

Thực tế thực hiện các CSXH tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An trong những năm 2001 - 2010 đã chứng tỏ, từ nhận thức đúng, nhiều nơi, nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền, nhiều cán bộ, nhiều cơ quan, tổ chức đã thực hiện tốt CSXH, đem lại lợi ích cho người dân, được nhân dân tin tưởng, phấn khởi, ủng hộ. Những suy nghĩ, những việc làm phù hợp với người dân, nhất là đồng bào DTTS rất cụ thể nhưng có ý nghĩa sâu xa như mơ hình “một con bị,” cho đồng bào dân tộc Đan Lai (Con Cuông), Ơ Đu (Tương Dương), mơ hình chăn ni gà đồi và gà đen của huyện Tân Kỳ, mơ hình ni lợn rừng lai, sản xuất hoa ly ở huyện Quế Phong, mơ hình trồng chuối tiêu sạch của huyện Nghĩa Đàn, mơ hình trồng măng Tây xanh của thị xã Thái Hịa, mơ hình chiết xuất và chế biến tinh dầu xả

của huyện Thanh Chương, mơ hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh lúa nước tại xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn) và xã Nậm Giải (Quế Phong), mơ hình trồng đậu xanh trên đất sau nương rẫy của huyện Tương Dương, mơ hình vượt đói nghèo của đồng bào Khơ Mú, mơ hình “thầy giáo, thầy thuốc mặc quân

phục” của bộ đội biên phịng, mơ hình “hướng về miền Tây” của Đồn Thanh

niên, mơ hình “Giúp phụ nữ dân tộc xóa đói giảm nghèo” của Hội Phụ nữ... là cách thiết thực cho cuộc sống hàng ngày của người dân, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS ở miền núi tỉnh Nghệ An vươn lên tự thoát nghèo, đồng thời là thực tế sinh động minh chứng cho sức sống, tác dụng, ý nghĩa của CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh.

Đồng thời, để nhanh chóng XĐGN, Đảng bộ đã ban hành Chỉ thị số 24 (năm 2004) về Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia; Chỉ thị số 07 (năm 2007) về Tăng cường lãnh đạo, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động góp phần vừa giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn miền núi, vừa nâng cao đời sống của các hộ nghèo. Đảng bộ đã chỉ đạo sát sao công tác xuất khẩu lao động, ban hành cơ chế, hỗ trợ tín dụng đối với hộ nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Do vậy, Nghệ An trở thành một trong những tỉnh có số lượng xuất khẩu lao động nhiều nhất trong cả nước, đưa lại hiệu quả trong công tác XĐGN.

Kinh nghiệm cho thấy, khi Đảng, chính quyền có chương trình hành động đúng trọng tâm, trọng điểm, chỉ đạo sát sao, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thì kết quả khơng chỉ đạt được bằng những con số cụ thể mà đó chính là sức mạnh của tồn dân, trách nhiệm cộng đồng và khối đại đoàn kết dân tộc.

Từ chủ trương của Tỉnh ủy, Đảng bộ các huyện đã chủ động ban hành các nghị quyết nhằm lãnh đạo thực hiện CSXH của địa phương. Huyện ủy Kỳ Sơn, Tương Dương ra nghị quyết về Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trơng chờ, ỷ

lại, cục bộ, ngại khó và những giải pháp khắc phục trên địa bàn huyện, tạo ra

bước chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân để thực hiện thành công các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Trước thực trạng

đói nghèo của địa phương, một số huyện đã chủ động ban hành nghị quyết XĐGN sớm hơn so với chủ trương của tỉnh như Nghị quyết số 03 về Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho các gia đình chính sách (năm 2001) của

Huyện ủy Kỳ Sơn; Nghị quyết số 06 về Đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm

nghèo thời kỳ 2001-2005 (năm 2001) của Huyện ủy Quỳ Hợp. Vì vậy, trong quá

trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Trung ương và tỉnh về XĐGN, các huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các huyện miền núi đều có chính sách hỗ trợ và khuyến khích như trích ngân sách huyện hỗ trợ từ 50-70 triệu đồng/xã cho xã đăng ký đạt chuẩn quốc gia và thưởng 5-10 triệu đồng/xã cho xã xây dựng thành công chuẩn Quốc gia về y tế. Hoạt động xã hội hóa y tế ở các xã được chú ý. Nhiều xã tích cực vận động, kêu gọi được các nguồn lực và huy động nhân dân tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe và xây dựng, phát triển sự nghiệp y tế, đầu tư kinh phí xây dựng nhà, phịng cho Trạm y tế, mua sắm trang thiết bị, vận động các tổ chức, con em làm ăn xa quê đầu tư hỗ trợ các trạm y tế. Các huyện núi thấp cịn dành một phần kinh phí quỹ đất cho đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Các huyện, xã hàng năm trích ngân sách để duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các trạm y tế đã đạt chuẩn [106, tr.5].

Từ chủ trương của Trung ương, tỉnh, các huyện miền núi đã chủ động ban hành những chính sách hỗ trợ và thu hút nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là bác sĩ về tuyến cơ sở như huyện Quỳ Hợp hỗ trợ cho cán bộ đi học thạc sĩ, chuyên khoa cấp I, sau khi học xong hỗ trợ 15 triệu đồng/người; cán bộ, y sĩ các trạm y tế đi học trở thành bác sĩ ở huyện vùng núi thấp hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/năm; Chế độ chính sách thu hút bác sĩ về xã làm việc 15 triệu/người đối với các xã vùng sâu, vùng xa; đối với các vùng xã ngoài là 10 triệu đồng/người. Huyện Quỳ Châu hỗ trợ đi học trở thành bác sĩ 2,5 triệu đồng/người/năm (bằng 41,6%/năm/học phí phải đóng góp); thu hút các bác sĩ là

con em địa phương vừa tốt nghiệp ra trường về công tác. Huyện Anh Sơn hỗ trợ sinh viên đang học chuyên ngành y, dược nếu tình nguyện khi tốt nghiệp trở về phục vụ cơng tác tại huyện thì được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng/người trong 5 năm học và sau khi tốt nghiệp về nhận công tác được huyện hỗ trợ 5 triệu đồng; Y sĩ đi đào tạo bác sỹ được hỗ trợ 200.000 đồng/tháng/người/4 năm. Cán bộ, công chức, viên chức học xong thạc sĩ, chuyên khoa I được hỗ trợ 5 triệu đồng, chuyên khoa II được hỗ trợ 10 triệu đồng.

Xác định nhân tố quyết định cho sự phát triển toàn diện vùng miền núi của tỉnh là nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới, do vậy, ngay sau khi tiến hành Đại hội Đảng bộ các khóa XV, XVI, Đảng bộ tỉnh đã nhanh chóng ban hành các Kết luận như Kết luận số 02 (năm 2001) về Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn

miền núi và dân tộc gắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ người dân tộc; Đề án

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn trọng tâm là cán bộ chủ chốt và cán bộ các xã 10 huyện miền núi giai đoạn 2001-2005 (năm 2001); Nghị quyết số 18 (năm 2004) về Củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở vùng dân tộc thiểu số, vùng giáo; Kết luận số 10 (năm 2006) về Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số (năm 2006); Nghị quyết số 04 (năm

2006) về Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010... trong đó, tập trung giải quyết vấn đề cơ bản là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các huyện miền núi. Vì vậy, đội ngũ giáo viên ở các cấp trên địa bàn miền núi từng bước được tăng cường về số lượng và chất lượng. Với nhiều chủ trương của Đảng bộ về công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ các huyện miền núi từng bước được nâng cao về trình độ chun mơn và lý luận, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Có thể nói, những cách làm trên là sự vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với phong tục, tập qn, trình độ của đồng bào miền núi. Chính sách hợp lịng dân,

đáp ứng đúng với nguyện vọng của người dân, thể hiện hết sức sinh động và rõ nét sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An trong việc chăm lo giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống và sản xuất của đồng bào trên địa bàn miền núi, thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong quá trình triển khai chủ trương, đường lối của Đảng về CSXH vào điều kiện cụ thể của địa phương.

3.2.3. Lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong mối quan hệ tươngtác giữa kinh tế - xã hội - chính trị - quốc phịng, an ninh đảm bảo sự ổn định

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w