rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi của Đảng bộ tỉnh.
Như vậy, trong giai đoạn 2001-2005, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện các CSXH ở các huyện miền núi nói riêng với mục tiêu sớm đưa miền núi Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện căn bản điều kiện vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo quốc phịng an ninh, bảo vệ mơi trường sinh thái. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ đòi hỏi sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ cần sát sao, chủ động, chỉ đạo phù hợp với thực tiễn của địa phương.
1.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện chính sách xãhội ở các huyện miền núi (2001 - 2005) hội ở các huyện miền núi (2001 - 2005)
1.3.1. Thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dâncác huyện miền núi các huyện miền núi
Thực hiện chương trình XĐGN đã trở thành nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo thành phong trào sâu rộng trong cả tỉnh. Việc huy động và sử dụng nguồn lực cho XĐGN được mở rộng đa dạng, thiết thực. Việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với XĐGN trên địa bàn đã được quan tâm, tạo điều kiện cho hộ nghèo, xã nghèo vươn lên.
Từ thực trạng đói nghèo của tỉnh và các huyện miền núi, thực hiện chủ trương của Đảng và chính phủ về XĐGN, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, UBND
tỉnh và các huyện miền núi Nghệ An đã ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh ủy đề ra.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chương trình 135, 134 của Chính phủ, UBND tỉnh và các huyện miền núi Nghệ An thành lập các Ban chỉ đạo Chương trình với cơ quan thường trực là Ban Dân tộc tỉnh và Phòng dân tộc các huyện miền núi. Ở cấp xã, thành lập Ban giám sát cấp xã, do Chủ tịch Hội đồng nhân dân làm Trưởng ban. Các thành viên giám sát gồm có đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh. Các Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện Chương trình; phối kết hợp với các cấp, các ngành Trung ương tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát để Chương trình 135, Chương trình 134 thật sự mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào các dân tộc, miền núi.
Trên cơ sở Chương trình quốc gia xố đói giảm nghèo - việc làm (2001- 2005) của Trung ương, ngày 01/6/2001 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 40/2001/QĐ-UB về Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo - việc làm
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001-2005. Thực hiện Chương trình 134 của Chính phủ,
ngày 22/3/2005, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 42/2005/QĐ-UB
Quy định về quản lý thực hiện một số chính sách về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định nêu rõ mức hỗ trợ cho các hộ về nhà ở, ngoài
ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ; ngân sách tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ; hỗ trợ chi phí khai thác và vận chuyển gỗ đến thôn, bản. UBND tỉnh chỉ đạo kiện tồn bộ máy điều hành chương trình XĐGN các cấp; phân cơng trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo; rà soát, xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ XĐGN; xây dựng tiêu thức xã thoát và cấp giấy chứng nhận xã khơng cịn hộ nghèo.
Từ Nghị quyết của Tỉnh ủy, BTV các huyện miền núi đã ra Nghị quyết chuyên đề thực hiện Chương trình XĐGN giai đoạn 2002-2005 gắn với điều kiện, đặc điểm và thực trạng của từng địa phương, như Huyện ủy Anh Sơn ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 12/8/2002 về Chương trình hành động xóa
đói giảm nghèo; Chỉ thị số 24-CT/HU ngày 15/10/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo; Huyện ủy Kỳ Sơn đề ra Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 30/01/2001về xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống cho các gia đình chính sách và Chỉ thị số 28-CT/HU ngày 26/7/2003 về tăng cường lãnh đạo xóa đói giảm nghèo; Huyện ủy Quế Phong ban hành Chỉ
thị số 16-CT/HU về Lãnh đạo cuộc vận động hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà dột nát,
tạm bợ huy động sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực, giúp nhau XDGN, phấn
đấu đến cuối năm 2006 về cơ bản xóa xong nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo; Huyện ủy Quỳ Hợp đề ra Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 27/8/2001 về Đẩy
mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2001 - 2005 Chỉ thị số 33- CT/HU ngày 8/4/2005 về Lãnh đạo các xã, phòng, ban đẩy nhanh việc chỉ đạo
thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo; Huyện ủy Thanh Chương ban hành Nghị
quyết số 05-NQ/HU ngày 22/6/2002 về Chương trình xóa đói giảm nghèo giai
đoạn 2002- 2005 nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn.
Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về XĐGN giai đoạn 2002-2005, quan tâm chỉ đạo xuống tận cơ sở, xây dựng các mơ hình XĐGN, cho vay vốn tín dụng, tạo việc làm tại chỗ, liên kết xuất khẩu lao động, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, ngành nghề, dịch vụ… Giao cho Đảng uỷ các xã, thị trấn chỉ đạo UBND xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch XĐGN và phân cơng các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ đảng viên trực tiếp phụ trách từng xóm, bản, giúp đỡ các hộ nghèo, trước hết là các hộ nghèo thuộc diện chính sách. Phân cơng cán bộ cấp huyện và các Ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội ở huyện trực tiếp chỉ đạo thực hiện Chương trình tại các xã, thị trấn.
Các tổ chức chính trị - xã hội nhất là Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh các cấp,... đã thực sự vào cuộc với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, giúp thúc đẩy thực hiện mục tiêu XĐGN tại từng cơ sở; phân công trách nhiệm cho từng thành viên; vận động, quyên góp xây dựng và phát triển quỹ XĐGN của tổ chức mình. Tổ chức các lớp nâng cao kiến thức, tập huấn chuyển giao các quy trình kỹ thuật sản xuất; hỗ trợ vốn, xây dựng các mơ hình kinh tế điển hình như mơ hình "Giúp phụ nữ dân tộc xóa đói giảm nghèo"; phát động các phong trào "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo"; "Nhóm phụ nữ tiết kiệm" của Hội Phụ nữ...
Nổi bật trong nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo thực hiện chính sách XĐGN của các Đảng bộ huyện miền núi Nghệ An là tinh thần phát huy nội lực, khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương, cấp tỉnh, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi nhằm tăng giá trị kinh tế. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi và cơ sở vững chắc cho hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thốt nghèo.
Đảng bộ, chính quyền các huyện miền núi tăng cường và cải tiến phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các tổ chức đồn thể. Các cấp ủy Đảng có chủ trương và nghị quyết sát, đúng, phù hợp trong từng thời gian để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ XĐGN ở địa phương cơ sở. Đảng viên phải cam kết phấn đấu thoát khỏi hộ nghèo vươn lên hộ khá và phải có trách nhiệm để giúp đỡ các hộ nghèo khác xóa nghèo.
Ban chỉ đạo XĐGN ở huyện, xã, thị trấn là các cơ quan thường trực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ XĐGN. Xây dựng kế hoạch để rà sốt hộ nghèo, có chế độ báo cáo theo 6 tháng, 1 năm về tỷ lệ hộ thoát nghèo. Đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quản lý và sử dụng
vốn có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng. Tích cực khai thác các nguồn vốn phục vụ người nghèo từ các chương trình, dự án và tại cộng đồng. Thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình, dự án, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, thực hiện XĐGN, nâng cao đời sống cho nhân dân vùng miền núi của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh ủy, Ngân hàng Chính sách xã hội đã khơi tăng vốn ưu đãi hộ nghèo, tạo nguồn lực lớn cho hoạt động tín dụng hộ nghèo. Ngân hàng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo XĐGN, các đồn thể quần chúng đứng ra tín chấp vay vốn cho hộ nghèo. Mức vốn vay bình quân 1 lượt hộ nghèo tăng từ 1.860.000 đồng/hộ (năm 2002) lên 4.220.000 đồng/hộ (năm 2005). Vốn ưu đãi hộ nghèo tập trung ưu tiên cho 6 huyện miền núi cao với mức dư nợ bình quân 1 hộ nghèo gần 4 triệu đồng, tại các xã thuộc Chương trình 135 là 3 triệu đồng [103, tr.3].
Ngồi kênh tín dụng chủ lực của Ngân hàng Chính sách xã hội, tỉnh Nghệ An đã tranh thủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chương trình hợp tác Việt - Đức về XĐGN gần 37 tỷ đồng triển khai tại 83 xã thuộc 10 huyện miền núi. Đồng thời, một số tổ chức đoàn thể đã huy động hội viên hàng chục tỷ đồng cho hội viên nghèo vươn lên thoát nghèo. Riêng Hội Phụ nữ đã huy động hơn 43 tỷ đồng từ các chị em có điều kiện kinh tế khá, giúp chị em nghèo vay vốn đầu tư vào phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo [103, tr.4].
Công tác tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN các cấp
được tiến hành tích cực. Nội dung tập huấn là cơ chế, chính sách, giải pháp XĐGN, tổ chức thực hiện, phương pháp giám sát đánh giá thực trạng nghèo. Tuy nhiên, do trình độ về chuyên mơn cịn hạn chế và phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm, việc bố trí khơng ổn định (đặc biệt là cấp xã và thôn bản) nên khả năng vận dụng, chỉ đạo thực hiện của đội ngũ cán bộ làm cơng tác XĐGN cơ sở cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
Chuyển giao kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư là một thành cơng của các cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi của tỉnh góp phần XĐGN. Trong 5 năm (2001-2005), các huyện miền núi đã tổ chức trên 200 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và 34 mơ hình trình diễn giống cây con năng suất cao cho 12.800 lượt hộ nghèo. Việc tập huấn khuyến nông, lâm, ngư cho người nghèo đã đổi mới về nội dung và hình thức. Nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật xuất phát từ yêu cầu đặt ra của người nghèo, việc tổ chức tập huấn được chuyển về tận thôn, bản vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo tham gia. Công tác hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn được cán bộ khuyến nông thực hiện theo phương thức "cầm tay chỉ việc". Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đã chủ động mở những lớp tập huấn khuyến nông cho hội viên mang lại hiệu quả cao, thực sự giúp hội viên nâng cao kiến thức trong sản xuất, chi tiêu có kế hoạch.
Với cuộc vận động "làm nhiều việc tốt" của già làng, trưởng bản do Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động, nhiều gương sáng trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, XĐGN của người uy tín trong đồng bào DTTS thực sự là những mơ hình, điển hình tiên tiến để đồng bào noi theo.
Việc tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề đã giúp cho nhiều làng nghề được khơi phục, duy trì, phát triển nghề truyền thống và du nhập nghề mới. Thông qua các lớp dạy nghề ngắn hạn, nhiều hộ nghèo đã có được nghề mới tạo thêm thu nhập. Nhiều mơ hình gia đình, thơn, bản XĐGN có hiệu quả, bền vững được hình thành và nhân diện rộng như phát triển cây mía đường ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu; phát triển cây chè, cây sắn ở Anh Sơn, Thanh Chương; phát triển các làng nghề khai thác chế tác đá Quỳ hợp, hương trầm ở thị trấn Quỳ Châu, dệt thổ cẩm ở Lục Dạ (Con Cng)…
Về Chương trình 135, bên cạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng, các huyện đã tập trung xây dựng 2 trung tâm cụm xã trên tổng số 20 trung tâm cụm xã đã được phê duyệt, xây dựng được 152 cơng trình gồm trường học, giao thơng,
điện, nước sinh hoạt, chợ thương mại, thủy lợi... Đồng thời tổ chức sắp xếp bố trí dân cư gắn với định canh định cư với tổng nguồn vốn đầu tư là 2380,5 triệu đồng đã bố trí sắp xếp cho 1250 hộ ổn định đời sống và sản xuất. Xây dựng các mơ hình phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và định canh định cư với kinh phí 19,520 triệu đồng, đã xây dựng được nhiều mơ hình tiêu biểu như chăn ni bị lai sin, trồng măng tre Điền Trúc, trồng chè chất lượng cao, mơ hình chế biến cà phê, ni nấm thực phẩm, mơ hình khơi phục nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt thổ cẩm.... ở khắp 10 huyện miền núi. Với kinh phí 2.332 triệu đồng đã tổ chức 145 lớp bồi dưỡng cho 12.350 học viên thuộc 19 chức danh cán bộ xã và trưởng thơn, trưởng bản, bí thư chi bộ nhằm nâng cao trình độ năng lực và hoạt động thực tiễn của cán bộ xã, thơn, bản. Sau 7 năm thực hiện Chương trình 135, tỉnh đã tổ chức xét duyệt và đề nghị Trung ương công nhận 31/115 xã đặc biệt khó khăn hồn thành các mục tiêu của Chương trình [183, tr.5-6].
Về hỗ trợ xây dựng các cơng trình nước sinh hoạt tập trung ở 10 huyện miền núi, với kinh phí hỗ trợ là 3,5 tỷ đồng. Đến năm 2005 đã có 7/7 cơng trình đã khởi công xây dựng tại các huyện Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Con Cng, Quỳ Hợp. Đối với các cơng trình nước phân tán, nhỏ lẻ, tỉnh hỗ trợ 200.000 đồng - 3000.000 đồng/hộ như lu chứa nước 2m3, bể nước mưa 4m3, giếng đào, giếng khoan đường kính nhỏ [16, tr.5].
Với sự cố gắng nỗ lực, tập trung chỉ đạo của các cấp huyện ủy miền núi tỉnh Nghệ An và sự phối hợp của các ban, ngành liên quan để giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở cho đồng bào DTTS theo Quyết định 134 của Chính phủ nên kết quả đạt được là khá lớn. Tính đến tháng 12/2005, trên địa bàn miền núi Nghệ An xây dựng được 2517 ngôi nhà, đạt 72% kế hoạch [161, tr.50].
Thực hiện Chị thị số 21 của BTV Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà dột nát, tạm bợ phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình 134 đã xóa được 5.598 ngơi nhà. Trong 5 năm (2001-2005), các huyện miền núi xây dựng được 9727
nhà “Đại đoàn kết” (tồn tỉnh đạt 13.753 ngơi nhà) [161, tr.51]. Đến năm 2005, 7/10 huyện miền núi đã cơ bản xóa xong nhà dột nát tạm bợ.
Nét mới trong việc chỉ đạo thực hiện xóa nhà dột nát, tạm bợ của tỉnh Nghệ An là phân cơng rõ các huyện vùng đồng bằng có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các huyện miền núi khó khăn. Từ năm 2005, thành phố Vinh hỗ trợ cho huyện Kỳ