Từng bước giải quyết việc làm cho lao động ở các huyện miền nú

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 56 - 60)

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết việc làm cho người lao động, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 27/2003/QĐ-UB ngày 10/2/2003 về Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh nghệ An thời kỳ

2003-2005; Quyết định số 39/2003/QĐ-UB ngày 14/4/2003 về Một số chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động. Theo đó, người lao động DTTS, vùng

sâu, vùng xa được hỗ trợ 50% chi phí để học giáo dục định hướng và ngoại ngữ nhằm tham gia lao động xuất khẩu. Những chính sách chung, như: thưởng (có tính lũy tiến) đối với các xã, các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động đưa được nhiều lao động đi xuất khẩu lao động; miễn phí quảng cáo, thơng tin xuất khẩu lao động trên các phương tiện thơng tin đại chúng; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất khẩu lao động của các Bộ, ngành Trung ương về tỉnh tuyển lao động.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết số 07 của BTV Tỉnh ủy, công tác dạy nghề ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An được quan tâm. Ngày 30/12/2005, UBND tỉnh ban hành Quyết định 4949/QĐ- UB.VX về Phát triển đào tạo nghề cho lao động miền núi Nghệ An giai đoạn

2005-2010 nhằm tăng quy mô và nâng cao chất lượng lao động, tạo điều kiện

cho lao động miền núi tiếp cận với việc làm có u cầu về trình độ chun mơn kỹ thuật ngày càng cao. Phấn đấu đến năm 2010, có 15% lao động được đào tạo nghề, trong đó 10% lao động được qua đào tạo dài hạn.

Từ Chương trình giải quyết việc làm, đề án, chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, phát triển dạy nghề của UBND và Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy, các huyện ủy miền núi Nghệ An đã ban hành chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo công tác này thuộc phạm vi quản lý của mình; xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động, xuất khẩu lao động, phát triển dạy nghề giai đoạn 2001-2005, như: Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 27/8/2001 của Huyện ủy Quỳ Hợp về giải quyết việc làm cho người lao động; Đề án giải quyết việc làm của huyện Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn; Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Con Cng, Tương Dương, Nghĩa Đàn. Một số huyện cịn thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết việc làm, dạy nghề và xuất khẩu lao động; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức

Hội nghị gặp mặt các đơn vị xuất khẩu lao động và triển khai nhiệm vụ xuất khẩu lao động trên địa bàn, như Hội chợ việc làm, dạy nghề và xuất khẩu lao động tại Con Cuông (năm 2003), tại Nghĩa Đàn (năm 2005).

Để giải quyết việc làm, trong chính sách phát triển kinh tế, các huyện miền núi coi trọng các mơ hình phát triển nghề rừng và kinh tế trang trại vì đây là cơ hội tốt nhằm thu hút một lực lượng lớn lao động, trong đó có đồng bào DTTS. Tiến hành khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, khuyến khích và hỗ trợ cho người khơng có việc làm tự tìm nguồn việc làm tại chỗ.

Với những nghị quyết, quyết định kịp thời của cấp ủy, UBND tỉnh và các huyện miền núi Nghệ An, việc giải quyết việc làm cho lao động miền núi đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Sau một năm thực hiện Đề án xuất khẩu lao động và chuyên gia, năm 2003, huyện Thanh Chương đã có 444 người đi xuất khẩu lao động [120, tr.2]. Đến năm 2005, nhiều huyện đưa được lao động sang làm việc ở nước ngoài như Nghĩa Đàn 588 người, Thanh Chương 337 người, Quỳ Hợp 131 người. Với sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện miền núi cao thì số lượng lao động đi xuất khẩu lao động đã có sự chuyển biến (Quế Phong có 11 người, Con Cng có 9 người) [104, tr.1].

Quy mô và cơ sở vật chất các trung tâm dạy nghề miền núi từng bước được mở rộng và nâng cấp. Năm 2001 chỉ có 2 trung tâm dạy nghề, thì đến năm 2005, trên địa bàn miền núi có 5 trung tâm dạy nghề, trong đó Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ có quy mơ đào tạo 1.000-1.100 người/năm; Trung tâm dạy nghề Thanh Chương 1.500-1.800 người/năm; Trung tâm Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp có quy mơ đào tạo 600-800 học viên/năm, chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ ở các địa phương miền núi. Đội ngũ giáo viên cho các trung tâm dạy nghề được quan tâm như bố trí đủ giáo viên và cán bộ quản lý theo chỉ tiêu biên chế được giao cho Trung tâm dạy nghề vùng Phủ Quỳ, các trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề các huyện để trực tiếp đào tạo và liên kết đào

tạo. Đối với các huyện miền núi cao chưa có trung tâm dạy nghề thì tỉnh đầu tư đội ngũ giáo viên và thiết bị dạy nghề cho các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo trực tiếp lao động miền núi cao như Trường Kỹ thuật Việt - Đức; Trường kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc; Trường dạy nghề tiểu thủ công nghiệp Nghệ An để đảm bảo lực lượng lao động ở địa bàn miền núi.

Các huyện ủy, UBND huyện miền núi còn chỉ đạo việc giải quyết việc làm bằng việc kết hợp khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Tính đến năm 2005, đã củng cố và phát triển được hơn 20 làng có nghề, tiêu biểu như làng nghề dệt Lục Dạ (Con Cuông); làng nghề mộc Thanh Tường (Thanh Chương), làng nghề chè búp Phúc Sơn (Anh Sơn); làng nghề mộc dân dụng Nghĩa Quang (Nghĩa Đàn).

Với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề, học nghề tại các làng nghề, doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất, đào tạo liên kết... số lao động của địa bàn miền núi Nghệ An được đào tạo nghề ngày một tăng. Hầu hết học sinh tốt nghiệp tại các cơ sở dạy nghề, làng nghề đã có việc làm và tự tạo việc làm ổn định.

Tính đến năm 2005, tổng số lao động trong độ tuổi của các huyện miền núi có 599 ngàn người, chiếm 50,19% tổng dân số [phụ lục 6], góp phần nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn từ 67,4% (năm 2000) lên 78,84% (năm 2005). Huyện có số lượng lao động được đào tạo nhiều qua các năm là Thanh Chương, Nghĩa Đàn, thấp nhất là Kỳ Sơn và Tương Dương. Trong đó, phân theo ngành nghề đào tạo thì chế biến nơng, lâm, hải sản có 922 lao động; chăn ni thú y: 154 lao động; nuôi trồng thủy sản 523 lao động; công nghiệp 1.291 lao động; tiểu thủ công nghiệp: 5.819 lao động. Lao động miền núi tăng từ 40,43% (năm 2000) lên 44,28% (năm 2005). Năm 2005, đào tạo hơn 20.700 lao động thuộc vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS, chiếm 69% tổng số đào tạo nghề của tỉnh (30.000 người); hàng năm giải quyết việc làm cho lao động miền núi từ 5000 - 6000 lao động [174, tr.5].

Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề) còn thấp, chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục, xây dựng, kinh tế. Cơ cấu ngành nghề và bậc học của lực lượng lao động qua đào tạo cịn bất hợp lý. Trong đó, số lao động là công nhân kỹ thuật (gồm ngắn hạn và dài hạn) có khoảng 44.228 người, chiếm 6,38% tổng số lao động. Một số ngành nghề cần thiết phục vụ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và phát triển nơng nghiệp tồn diện chưa đáp ứng được u cầu. Hiệu quả của dạy nghề còn ở mức độ thấp, chưa thực sự tạo việc làm ổn định cho gần 208.000 người chưa có việc làm và đang lao động ở vùng nơng thơn.

Chất lượng lao động nhìn chung đạt thấp, lao động qua đào tạo tồn vùng chỉ có 10%, chủ yếu ở các huyện miền núi thấp. Tỷ lệ bình quân lao động được đào tạo các huyện miền núi Nghệ An chỉ bằng 2/3 toàn tỉnh (toàn tỉnh 16,5%).

Tuy đã xác lập và phát triển được hệ thống mạng lưới dạy nghề, song các cơ sở dạy nghề chỉ mới tập trung ở các huyện miền núi thấp. Đến năm 2005, cịn 5 huyện miền núi cao chưa hình thành được trung tâm dạy nghề. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, dạy nghề ngắn hạn đã được triển khai đến một số xã vùng sâu, vùng xa, song quy mơ cịn nhỏ, chất lượng đào tạo còn hạn chế.

Việc mở rộng mạng lưới theo hướng phát triển các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập chưa có; phát triển dạy nghề tại các làng nghề vùng núi cao chưa thành phong trào; người lao động cịn ỷ lại các chính sách trợ cấp xã hội của Tỉnh và Nhà nước, chưa xác định được mục tiêu đích thực của học nghề là tự tạo việc làm để có thu nhập ổn định. Nguồn lực tài chính của Tỉnh cho dạy nghề miền núi còn quá thấp so với yêu cầu.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w