Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội ở khu vực miền núi nói chung, miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 34 - 41)

chung, miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng

Khái niệm Chính sách xã hội lần đầu tiên được nêu lên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986). Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ: "Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các CSXH. Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất" [43, tr.221]. Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với CSXH.

Tiếp tục chủ trương của Đại hội VI, các Đại hội VII, VIII của Đảng đã bổ sung chủ trương về CSXH với các nội dung như: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực XĐGN. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; các vấn đề CSXH đều giải quyết theo tinh thần xã hội hố. Nhà nước giữ vai trị nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội [44, tr.113-114]. Các chủ trương cơ bản nêu trên đã định hình tư duy lý luận của Đảng về CSXH trong thời kỳ đổi mới. Nó vừa thích

ứng với nhu cầu tạo động lực cho sự phát triển, vừa hướng tới giá trị công bằng và tiến bộ xã hội.

Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, trong đó dấu ấn là gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là trong công cuộc XĐGN. Đây là thuận lợi cơ bản, tạo thế và lực mới, phát huy sức mạnh tổng hợp để Việt Nam tiếp tục sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những diễn biến phức tạp do tác động tiêu cực của thảm họa môi trường; mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, khủng bố quốc tế; thiên tai và dịch bệnh (dịch SARS, dịch cúm gia cầm…) là những trở ngại lớn, tác động khơng nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện CSXH nói riêng.

Trong bối cảnh ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đại hội đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và tiếp tục khẳng định, cùng với tăng trưởng kinh

tế phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội:

Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp. [45, tr.104].

Đại hội IX và các Hội nghị BCH Trung ương khoá IX đã bổ sung, cụ thể hoá thêm chủ trương của Đảng về CSXH với những nội dung mới là:

- Tăng cường vai trò của Nhà nước trong giải quyết CSXH theo hướng vừa là người điều tiết, vừa là nhà đầu tư.

- Giải quyết CSXH phải gắn liền với sự hình thành thể chế kinh tế thị

động được tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế" [45, tr.192-193].

- Cùng với quá trình định hình cơ chế thị trường phải coi trọng công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ, đặc biệt là công bằng trong thụ hưởng dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế, với việc tạo cơ hội cho những đối tượng, những vùng cịn khó khăn có cơ hội được chăm sóc tốt hơn.

- Xã hội hoá các CSXH theo chiều sâu với việc huy động rộng rãi vai trò của tồn xã hội giải quyết các chính sách xã hội [62, tr.172].

Từ chủ trương trên, các nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu lên nhiều giải pháp để giải quyết các CSXH đó là: tạo ra nhiều việc làm mới, đẩy nhanh các chương trình XĐGN. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như trường học, trạm y tế, điện, nước sạch, chợ và đường giao thông; đầu tư nhiều hơn cho những xã đặc biệt khó khăn,... Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học…

Để từng bước giải quyết CSXH ở vùng miền núi, đồng bào DTTS, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giữa người Kinh với các dân tộc khác, Đại hội IX của Đảng chủ trương:

Phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, XĐGN, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn [45, tr.127-128].

Với sự phát triển trong nhận thức và chủ trương về CSXH, Đại hội IX của Đảng đã tạo thêm sinh lực mới cho việc thực hiện CSXH ở Việt Nam; đồng thời, tạo điều kiện tiếp tục đổi mới nhận thức về CSXH trên từng lĩnh vực cụ thể.

Ngày 12/03/2003, BCH Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về Công tác dân tộc. Đây là sự cụ thể hóa CSXH của Đảng ở vùng dân tộc và miền núi. Nghị quyết thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với miền núi, vùng đồng bào DTTS, góp phần củng cố khối đại đồn kết toàn dân tộc. Nghị quyết nhấn mạnh phát triển tồn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện CSXH; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS trong sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự tương trợ, giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.

Những chủ trương cơ bản trên là một thể thống nhất biện chứng của quá trình hoạch định CSXH của Đảng trong thời kỳ đổi mới trên nguyên tắc nhất quán là bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển [46, tr.13]. Đó cũng là định hướng chiến lược cho sự phát triển của miền núi trong tương lai.

Các huyện miền núi Nghệ An là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khoảng cách phát triển giữa miền núi với các vùng khác trong tỉnh và cả nước ngày càng xa thì chính sách có tính chất định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc, miền núi càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ được vị trí quan trọng, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn hiện tại của tỉnh, của các huyện miền núi Nghệ An, ngày 02/6/2003, Bộ Chính trị khóa IX ra Kết luận số 20-KL/TW về Kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của

Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV và một số chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2005 và 2010 [ phục lục 2].

Bộ Chính trị giao cho Ban cán sự Đảng Chính phủ, các Bộ, Ngành chỉ đạo việc quy hoạch khu vực phía Tây của tỉnh; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban dân tộc, Bộ Giao thông vận tải cùng các cơ quan có liên quan nghiên cứu trình Bộ Chính trị và Chính phủ về chế độ, chính sách cũng như quy hoạch, nhất là giao thơng, thủy lợi, điện và bưu chính viễn thơng ở các huyện miền núi, biên giới của cả nước, trong đó có 10 huyện miền núi phía Tây Nghệ An theo hướng phối hợp lồng ghép với nguồn vốn Chương trình 135 để phục vụ cho việc khai hoang phát triển sản xuất, giúp cho các hộ nghèo xóa nhà tranh tre, XĐGN với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Triển khai sớm việc xây dựng một số tuyến đường dọc biên giới nối quốc lộ 48 với quốc lộ 7 nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của các huyện miền Tây của tỉnh, kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh [23, tr.7].

Tiếp tục quan điểm lãnh đạo phát triển toàn diện ở các vùng trong cả nước, ngày 01/7/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về Phương phướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010. Miền Tây Nghệ An gồm 10 huyện miền

núi nằm trong đối tượng thực hiện Nghị quyết này; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 về Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh

vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, trong đó có tỉnh Nghệ An với quan điểm chỉ đạo:

Phát huy cao độ nội lực của vùng, đi đôi với việc gia tăng sự đầu tư và hỗ trợ của Trung ương, thu hút mạnh nguồn lực từ các vùng khác, nguồn tài trợ quốc tế tạo ra các mũi đột phá làm điểm tựa để phát triển ở những nơi có ít lợi thế… Phát triển kinh tế đi liền với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu

số tại các vùng kháng chiến cũ, vùng nghèo, vùng khó khăn, đảm bảo cơng bằng xã hội; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân trong vùng so với các vùng khác trong nước [25, tr.2-3]. Đây là những nghị quyết chuyên đề cụ thể về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của từng vùng trong cả nước, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với tỉnh Nghệ An nói chung và miền núi của tỉnh nói riêng.

Để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về CSXH ở vùng dân tộc, miền núi trong cả nước và vùng miền núi tỉnh Nghệ, cụ thể hóa bằng nhiều chương trình quan trọng như Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc

làm 2001-2005; Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa… Đặc biệt, ngày 15/6/2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg về Phát triển

kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 với mục tiêu:

Đưa miền Tây tỉnh Nghệ An thốt khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; bảo vệ tốt quốc phịng, an ninh biên giới và mơi trường sinh thái bền vững [122, tr.1].

Đề án đề ra các phương hướng phát triển trên các lĩnh vực xã hội:

Về dân số, lao động và đời sống xã hội: gắn các chương trình di dân, tái

định cư khu kinh tế quốc phịng với các chương trình, dự án phát triển sản xuất để điều chỉnh lại dân cư; đến năm 2010, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90%; giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 10%.

Về giáo dục và đào tạo: thu hút 50 - 60% trẻ em trong độ tuổi đến các nhà trẻ, nhóm trẻ. Ở các bản vùng sâu, vùng xa, tổ chức cho trẻ 5 tuổi và trên 5 tuổi

chưa đến lớp mầm non học chương trình mẫu giáo 36 buổi trước khi vào lớp 1; đến năm 2005 toàn vùng thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; đến năm 2007 phổ cập xong THCS, phấn đấu đến năm 2010 có 10% số trường THCS đạt chuẩn quốc gia; xây dựng hai trường trung học dạy nghề ở thị xã Thái Hòa và Con Cuông để đào tạo nghề cho đồng bào các DTTS.

Về y tế: đầu tư xây dựng mới 2 bệnh viện vùng ở thị xã Con Cng có quy

mơ 150 giường bệnh và thị xã Thái Hịa quy mơ 250 giường bệnh; đầu tư xây dựng tăng số phịng khám đa khoa khu vực một số huyện đơng dân, vùng sâu, vùng xa; phấn đấu các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế các xã đều có bác sĩ, y sĩ sản nhi, y tá trung học, nữ hộ sinh. Đưa tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 40 - 50%; hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới 30%, hạ tỷ lệ bướu cổ xuống dưới 10% [122, tr.8-9].

Đề án xác định, vấn đề quyết định đến sự thành công là nguồn nhân lực, vì vậy cần chăm lo bồi dưỡng đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ khoa học - kỹ thuật, bổ sung phát triển nguồn nhân lực mới để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có. Trước hết, đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ cơ sở xã, bản; gắn việc đào tạo với luân chuyển cán bộ về cơ sở; chú trọng tăng cường cán bộ ngành giáo dục, y tế. Tăng cường thu hút sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng về làm việc tại cơ sở; quan tâm sử dụng các già làng, trưởng bản để vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tiếp tục lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn miền núi.

Chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và các Nghị quyết, Kết luận của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, các quyết định của Chính phủ đã khẳng định vị trí, tầm quan trọng của CSXH trong quá trình phát triển tổng thể kinh tế - xã hội ở địa bàn miền núi nói chung và ở các huyện miền núi Nghệ An nói riêng. Đây sẽ là động lực cho sự phát triển của các huyện miền núi Nghệ An trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa q hương.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 34 - 41)