huyện miền núi (2001 - 2005)
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước và vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An được xác định là một trong những địa phương chủ lực thực hiện các mục tiêu phát triển của vùng Bắc Trung Bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm đầu đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh đã thu được những thắng lợi bước đầu.
Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn trên các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết. Dù có nhiều tiềm năng nhưng Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, trình độ dân trí cịn thấp và đời sống nhân dân cịn khó khăn, nhất là vùng DTTS, miền núi. Địi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An phải nỗ lực nhiều hơn, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để đưa tỉnh thoát nghèo.
Ngày 17/1/2001, Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XV với tư tưởng chỉ đạo là “Đồn kết, dân chủ, trí tuệ, kỷ cương và đổi mới”. Về lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, Nghị quyết Đại hội nêu rõ:
Kết hợp phát triển kinh tế với chăm lo giải quyết tốt các chính sách xã hội thơng qua việc lồng ghép các dự án của tỉnh và các chương trình quốc gia nhất là chương trình 135 trên từng huyện, từng xã trên cơ sở quy hoạch tổng thể 10 năm và từng kế hoạch 5 năm đảm bảo chất lượng hiệu quả nhằm cải thiện điều kiện sống cho đồng bào các dân tộc. Lập quy hoạch bố trí dân cư, thực hiện định canh định cư; ngăn chặn việc tái trồng cây thuốc phiện, nạn phá rừng; gắn phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ giữ vững an ninh biên giới góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội [3, tr.47-48]. Sau Đại hội, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, lãnh đạo các huyện miền núi Nghệ An tiếp tục đổi mới và thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong
giai đoạn mới. Ngày 12/12/2002, Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 13-KL/TU về
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 14 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi và dân tộc và định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng ở các huyện vùng núi cao và các xã biên giới.
Kết luận nhấn mạnh, sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 14, hướng phát triển kinh tế - xã hội và khả năng đi lên ở 5 huyện miền núi thấp là tương đối rõ, riêng 5 huyện miền núi cao có vị trí rất quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, vẫn còn lúng túng về định hướng phát triển [128, tr.3].
Do vậy, cùng với việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, phải xác định hướng đi, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và giải pháp cụ thể cho từng huyện miền núi cao đến năm 2005. Hoàn thành việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi và triển khai quy hoạch chi tiết như quy hoạch đất đai, quy hoạch cây trồng, vật nuôi, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch dân cư… làm căn cứ xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trên cơ cở đó, rà sốt lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội để điều chỉnh sát với thực tế, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, từng huyện.
Kết luận nêu rõ, cần xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện kích cầu đầu tư và tạo điều kiện xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, công tác khuyến nơng, cải tạo, chăm sóc, làm giàu vốn rừng…; thực hiện tốt các chủ trương CSXH của Đảng, Nhà nước đối với miền núi và dân tộc. Có biện pháp chủ động phịng chống các vấn đề xã hội thường xảy ra như di dịch cư, tái trồng cây thuốc phiện, truyền đạo trái phép, mê tín dị đoan, rượu chè… để giữ vững ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ khuyến nông, dạy nghề, cán bộ cơ sở; mở các lớp học lồng ghép đào tạo tập trung cả về chun mơn và chính trị cho các huyện miền núi cao; tăng cường đào tạo cán bộ xã, nhất là xã biên giới. Tiến
hành điều chỉnh mức trợ cấp cho cán bộ dân tộc đi học tập trung; sốt sét lại đội ngũ cán bộ bí thư, chủ tịch ở các xã miền núi để bổ sung, tăng cường, thay thế số cán bộ quá yếu trên cơ sở nguồn cán bộ từ quân đội, bộ đội biên phòng, công an, cán bộ cấp huyện.
Ngày 27/6/2003, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 20 của Bộ Chính trị do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, trong đó tập trung chỉ đạo 2 khu vực trọng điểm là xây dựng và phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa khu vực Bắc trung Bộ và phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An bằng nhiều biện pháp đồng bộ, trước hết tập trung XĐGN, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện miền núi.
Nhằm đánh giá quá trình lãnh đạo sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XV, ngày 14/10/2003, Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 15- KL/TU về Kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết IX của Đảng và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Bên cạnh những kết quả đạt được, Kết
luận nêu ra một trong những tồn tại là khai thác chưa hết các lợi thế, tiềm năng nhất là kinh tế miền Tây, miền biển. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc như ma túy, chữa bệnh, di dịch cư của người Mông… hạn chế sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Năng lực và tư duy của một bộ phận cán bộ, đảng viên không theo kịp yêu cầu, rõ nhất là cán bộ xã ở miền núi và vùng tôn giáo. Tư tưởng trông chờ vẫn cịn, quyết tâm vượt khó, quyết chí tăng tốc, hồi bão làm giàu không cao.
BCH Đảng bộ tỉnh yêu cầu cần quan tâm thực hiện tốt vấn đề xã hội, mà trọng tâm là GD-ĐT, y tế, dân số. Chú ý hơn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, dạy nghề cho lao động và đào tạo cán bộ cơ sở. Đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, nâng cao y đức của thầy thuốc, coi đây là giải pháp xã hội có tính ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm.
Theo sự chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều chương trình cụ thể, đốc thúc thực hiện quyết liệt để đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội lần
thứ XV đề ra, trong đó quan trọng là Đề án Bổ sung, sửa đổi một số chính sách
về dân tộc và miền núi, ngày 09/4/2004. Về CSXH ở các huyện miền núi, Đề án
tập trung vào công tác XĐGN và phát triển giáo dục, y tế, như: thực hiện cấp không thu tiền dầu hỏa thắp sáng cho hộ nghèo chưa có điện ở các xã đặc biệt khó khăn; trợ cước vận chuyển hàng hóa thiết yếu (muối iốt, dầu hỏa thắp sáng, giấy vở học sinh, thuốc chữa bệnh) về trung tâm các xã thuộc huyện miền núi cao; khen thưởng khuyến khích học sinh các trường Phổ thông DTNT học giỏi; hỗ trợ học liệu cho học sinh mẫu giáo; hỗ trợ học sinh vùng cao thi đậu các trường đại học, cao đẳng; nâng sinh hoạt phí cho nhân viên y tế hoạt động ở các thôn, bản miền núi; khen thưởng già làng, trưởng họ có uy tín.
Cùng với việc ban hành các nghị quyết, kết luận riêng về vùng miền núi, trong giai đoạn 2001-2005, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị trên từng lĩnh vực cụ thể của CSXH nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc, miền núi nói chung và thực hiện CSXH nói riêng:
Về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo: BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 24/4/2002 Về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2002-
2005. Nghị quyết xác định các phương hướng XĐGN: gắn kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với XĐGN một cách bền vững và khuyến khích làm giàu chính đáng. Ưu tiên nguồn lực nhất là các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp ở các địa bàn và đối tượng trọng điểm về XĐGN như các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới (115 xã). Đối tượng trọng điểm là các hộ nghèo thuộc diện chính sách, đồng bào DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình XĐGN trên địa bàn. Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác XĐGN. Phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự chủ của các hộ nghèo. Chỉ tiêu XĐGN là một trong những
tiêu chí để đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các xã, huyện và tỉnh.
Đẩy mạnh công tác XĐGN, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 21-CT/TU ngày 17/3/2004 về Tập trung lãnh đạo xóa nhà ở dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo, xác định xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2004, 2005, xem là tiêu chí đánh giá, xếp loại các cấp ủy đảng cơ sở. Đồng thời, ngày 24/5/2004, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về
Lãnh đạo đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian tới, nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra. Một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện giải quyết việc làm, XĐGN đó là nguồn nhân lực qua đào tạo. Vì vậy, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 8/8/2001 về Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng làng nghề; Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 8/8/2001 về Phát triển dạy nghề thời kỳ 2001-2005, với mục tiêu đào tạo nghề nhằm thay đổi cơ
cấu, chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Quan tâm đến đào tạo lao động ở các huyện miền núi. Chỉ đạo mở rộng Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngắn hạn ở khu vực miền núi của tỉnh.
Về chính sách giáo dục và đào tạo, ngày 17/7/2001, BTV Tỉnh ủy ban hành
Kết luận số 02-KL/TU về Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn
miền núi và dân tộc gắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ người dân tộc. Tiếp tục
quan điểm phát triển toàn diện GD-ĐT, Hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XV) ngày 2/8/2002, đã thơng qua Kết luận số 12-KL/TU về Tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục- đào tạo và phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010, trong đó nhấn
mạnh cần phát triển chính sách GD-ĐT ở miền núi và đồng bào DTTS ở tất cả các bậc học, cấp học, coi trọng giáo dục mẫu giáo.
Kết luận đề ra các định hướng chỉ đạo chính sách GD-ĐT, trong đó có chính sách ưu tiên cho GD-ĐT vùng miền núi, dân tộc, như cấp bù cho các nhà
trường miền núi phần học phí miễn giảm đối với học sinh miền núi để các trường có kinh phí hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo. Hàng năm lựa chọn giáo viên, cán bộ quản lý giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cử đi học tập, tham quan trong tỉnh, trong nước và nước ngồi. Thực hiện tốt chính sách đối với giáo viên mầm non, chính sách thu hút cán bộ về cơng tác tại miền núi. Ưu tiên kinh phí hỗ trợ, khuyến khích của UBND tỉnh (1 triệu đồng/người/năm) đối với sinh viên miền núi, dân tộc thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học tình nguyện trở về phục vụ quê hương. Cấp học bổng cho học sinh THPT đạt loại khá và giỏi, thi đậu vào trường đại học sư phạm và tình nguyện về quê hương giảng dạy.
Về cử tuyển học sinh dân tộc vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: bắt đầu từ năm học 2002-2003, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức thi tuyển để chọn theo từng dân tộc; phấn đấu mỗi năm tăng thêm 10 chỉ tiêu so với chỉ tiêu phân bổ của Trung ương, chú ý cử vào các ngành sư phạm, y, nông, lâm nghiệp, chú ý con em các dân tộc Mông, Khơ Mú, Đan Lai.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ cấp cơ sở ở các huyện miền núi, ngày 26/3/2001, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Đề án về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn trọng tâm là cán bộ chủ chốt và cán bộ các xã 10 huyện miền núi giai đoạn 2001-2005, phấn đấu mỗi xã, phường, thị
trấn vùng núi thấp có 3- 5 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và vùng núi cao có 5 cán bộ có trình độ trung cấp. Đề án đưa ra các định hướng nhằm nâng cao trình độ văn hóa và quản lý của cán bộ cơ sở ở các huyện miền núi như mở các lớp bổ túc cho các đối tượng chưa tốt nghiệp THPT ở miền núi thấp hoặc THCS đối với miền núi cao cho cán bộ cấp cơ sở. Đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp cho các xã miền núi về một số chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật theo yêu cầu của địa phương và chức năng, nhiệm vụ được phân công (chọn cử cán bộ trẻ, học sinh tốt nghiệp THPT...). Khuyến khích học sinh ở trường DTNT vào học các ngành gắn với yêu cầu địa phương. Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Thưởng 1 tháng lương cho giáo viên được công nhận
giáo viên dạy giỏi; đối với học viên là cán bộ xã, phường, thị trấn thì ngồi phụ cấp hàng tháng, ngân sách đài thọ thêm sinh hoạt phí.
Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ miền núi, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 15/1/2004 về Củng cố, xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, vùng giáo với mục tiêu tập trung xây dựng, củng
cố hệ thống chính trị cơ sở vùng giáo, vùng DTTS ổn định, ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tăng cường đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. BCH Đảng bộ chọn 6 điểm để chỉ đạo điểm, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đều xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết.
Về cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: thực hiện Chiến lược
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010, BTV Tỉnh ủy ra Thông tri số 11-TT/TU về việc triển khai Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tổng kết 10 năm công tác y tế cơ sở. Thông tri chỉ rõ những yếu kém ở mạng lưới y tế cơ sở, nhất
là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đối với người nghèo... đồng thời, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức đầy đủ hơn vai trị, tầm quan trọng của y tế cơ sở, đặc biệt ở vùng nơng thơn, vùng miền núi trong việc góp phần thực