Cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 67 - 73)

núi tỉnh Nghệ An

Khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là đối tượng người nghèo và DTTS là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện

cho người nghèo, nhân dân các vùng khó khăn và đồng bào DTTS có đủ nguồn lực tài chính để sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh, cải thiện tình trạng sức khỏe, góp phần nâng cao nguồn lực cho các huyện miền núi Nghệ An.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các Nghị quyết của Tỉnh ủy Nghệ An về việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, UBND tỉnh, Sở Y tế và Đảng bộ các huyện miền núi đã tập trung tổ chức chỉ đạo thực hiện bằng việc cụ thể hóa thành các quyết định, đề án, chương trình hành động. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 14 ngày 8/2/2002 về Cơ chế chính sách

đối với y bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia phát triển nơng thôn miền núi; Quyết

định số 10/2004/QĐ-UBND ngày 12/2/2004 về Tăng cường bác sĩ công tác

tuyến y tế cơ sở đến năm 2005, thực hiện nguyên tắc điều động, tăng cường bác

sĩ cho y tế cơ sở, đảm bảo mục tiêu đến năm 2005 có 40%, năm 2010 có 80% bác sĩ cơng tác tại xã miền núi; Quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày 15/6/2004 của UBND tỉnh về Tăng cường nguồn nhân lực ngành y tế Nghệ An giai đoạn

2004-2010. Đẩy mạnh chính sách đào tạo cán bộ chun mơn chun sâu bằng

nhiều hình thức, đề ra cơ chế, chính sách thu hút cán bộ về cơng tác tại các huyện miền núi như: bác sĩ, dược sĩ đại học, ngồi hỗ trợ theo quy định chung thì được hỗ trợ thêm 10 triệu/người về huyện núi cao, 5 triệu đồng/người về huyện núi thấp; chính sách hỗ trợ sinh viên đang học tại các trường đại học y dược (2 năm cuối khóa) từ 100 ngàn đến 400 ngàn đồng/tháng; chế độ khuyến khích học tập cho cán bộ nhân viên chức trong ngành, đào tạo bác sĩ tuyến cơ sở 2 triệu đồng/người/năm ở huyện núi cao; vùng núi thấp 1,5 triệu đồng/người/năm; trợ cấp cho y tế thôn bản tăng từ 80 ngàn lên 165 ngàn đồng (khu vực III); 50 ngàn lên 103 ngàn đồng (khu vực II); 40 ngàn lên 82 ngàn đồng (khu vực I); Quyết định số 43/2005/QĐ-UB ngày 25/3/2005 về Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn

2005-2010, xây dựng xã đạt 10 tiêu chuẩn Quốc gia về y tế theo Quyết định 370

của Bộ Y tế, đến năm 2010, miền núi đạt 75% số xã đạt chuẩn, trước mắt tập trung ưu tiên đầu tư cho 19 trạm y tế của 5 huyện núi cao và 20 trạm y tế của 5

huyện núi thấp để đạt chuẩn. Đầu tư cơ sở vật chất cho những xã thuộc diện chương trình 135: đối với xã miền núi cao, Nhà nước cấp 70%, huy động dân đóng góp 30%; đối với xã miền núi thấp, Nhà nước cấp 50%, huy động dân đóng góp 50%.

Huyện ủy, UBND các huyện miền núi đã có các nghị quyết, chỉ thị như Chỉ thị số 09-CT/HU ngày 29/7/2002 của BTV Huyện ủy Kỳ Sơn về Tăng cường

lãnh đạo nâng cao chất lượng y tế cơ sở; BTV Huyện ủy Quế Phong ban hành

Đề án Tăng cường nguồn lực ngành y tế và nâng cao y đức trong các cơ sở

khám chữa bệnh; Huyện ủy Thanh Chương ban hành Nghị quyết về Củng cố, phát triển y tế giai đoạn 2001-2005; Huyện ủy Quỳ Hợp thực hiện đề án Xây dựng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; đề án Chuẩn quốc

gia y tế xã giai đoạn 2005-2010, ngày 10/12/2004...

Các huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo đưa cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vào Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND, có kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện. UBND các huyện miền núi đều thành lập Ban chỉ đạo chuẩn quốc gia về y tế xã để chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương các ban, ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc thực hiện 10 chuẩn. Trung tâm y tế huyện chỉ đạo các Trạm y tế xây dựng kế hoạch thực hiện đề án để trình UBND xã phê duyệt và triển khai thực hiện.

Với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơng tác y tế ở các huyện miền núi có sự chuyển biến rõ rệt. Trên địa bàn 10 huyện miền núi đã khống chế được nhiều ổ dịch bệnh lớn. Các bệnh nguy hiểm như sốt rét, bướu cổ đã giảm dần. Các chương trình quốc gia y tế hoạt động có hiệu quả.

Mạng lưới y tế cơ bản được đầu tư và phân bố đều đến các vùng dân cư. Đến năm 2005, tồn vùng miền núi có 247 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 10 trung tâm y tế, 23 phịng khám đa khoa khu vực và 214 trạm y tế. Hệ thống phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã từng bước được đầu tư kiên cố. Đã nâng tổng số giường bệnh lên 1.035 giường, đạt tỷ lệ bình quân 9,2 giường

bệnh/1 vạn dân [138, tr.4]. Số giường bệnh trên cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân miền núi.

Cơng tác chăm sóc trẻ em được quan tâm, có 85% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại văcxin, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 60% (năm 2000) giảm cịn 30,4% (năm 2005), góp phần đưa Nghệ An có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp nhất trong cả nước.

Công tác khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo ở miền núi có nhiều tiến bộ. Chế độ miễn, giảm viện phí đối với đồng bào DTTS đúng quy định. Việc chi trả sinh hoạt phí cho cán bộ y tế thơn bản miền núi được nâng lên 2,06 lần, góp phần tạo điều kiện cho cán bộ y tế thôn bản yên tâm cơng tác.

Tính đến năm 2005, các huyện miền núi có 295 bác sĩ, tăng 41 bác sĩ so với năm 2000; tỷ lệ xã có bác sĩ đạt 51,4%, trung bình 2,3 bác sĩ/vạn dân (chiếm 35%), có 75% số xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi [184, tr.5], đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tuy nhiên, trước yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao, cơng tác y tế còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tuyến y tế cơ sở chậm thay đổi, còn bất cập với nhu cầu khám, chữa bệnh. Công tác quản lý Nhà nước của ngành Y tế chậm được kiện tồn, xã hội hóa cơng tác y tế cịn lúng túng. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trị của cơng tác y tế, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức và đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nhân dân trong lĩnh vực y tế thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Từ năm 2001-2005, tỷ suất sinh ở các huyện miền núi Nghệ An có xu hướng tăng trở lại từ 18,11%o lên 21,46%o, nhiều huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao như Quỳ Hợp, Kỳ Sơn. Việc xác định đối tượng hoặc cấp thẻ bảo hiểm y tế cịn trùng hoặc bỏ sót, thời gian cấp thẻ trong năm chậm. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế so với tồn tỉnh cịn thấp, chỉ đạt 11,6% (năm 2005).

Tiểu kết chương

Trong 5 năm (2001-2005), được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An đã đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện các CSXH ở các huyện miền núi Nghệ An, bằng việc đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành và các huyện miền núi thực hiện CSXH góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi.

Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy về giải quyết các vấn đề xã hội được nhân dân các huyện miền núi hưởng ứng sâu rộng và thực hiện có hiệu quả với những cách làm sáng tạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, như Nghị quyết số 10 về xóa đói giảm nghèo; Chỉ thị số 21 về xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo; Kết luận số 02 về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn miền núi và dân tộc gắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ người dân tộc; Nghị quyết số 18 về củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số; Chỉ thị số 17 về củng cố, tăng cường công tác y tế… Điều đó phản ánh sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2005, đồng thời xuất phát từ thực tiễn của địa phương miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đề ra các chủ trương và biện pháp thích hợp để chỉ đạo thực hiện có hiệu qủa CSXH.

Xác định vấn đề quan trọng để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và thực hiện các CSXH nói riêng trên địa bàn các huyện miền núi là nguồn nhân lực. Đảng bộ, chính quyền tỉnh, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên nhằm huy động, tăng cường đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ giáo viên và y sĩ, bác sĩ lên công tác tại các huyện miền núi để đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc, miền núi, góp phần thực hiện bình đẳng về giáo dục và y tế trên địa bàn.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH tại các huyện miền núi, Đảng bộ tập trung thực hiện chính sách XĐGN. Tỉnh ủy Nghệ An đã chọn vấn đề trọng

tâm là xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo, chủ yếu ở các huyện miền núi để giải quyết bằng Chỉ thị số 21, huy động sức mạnh của các đoàn thể, cộng đồng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, do vậy, chỉ trong 1 năm đã xóa được 84% nhà dột nát, tạm bợ trong tồn tỉnh. Đó là minh chứng rõ nhất cho sự vận dụng chủ trương của Đảng trong chỉ đạo thực hiện CSXH tại địa phương.

Từ quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, nhận thức về giải quyết các CSXH của các cấp ủy đảng, chính quyền các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biến rõ rệt trong phát triển tồn diện kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, một số huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã vận dụng chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy một cách linh hoạt để đưa lại những kết quả thiết thực và hiệu quả như Huyện ủy Kỳ Sơn sớm ban hành Nghị quyết về xóa đói, giảm nghèo để khắc phục tình trạng hộ nghèo, đói trên địa bàn; huyện Thanh Chương huy động được sức mạnh của cộng đồng, đặc biệt là con em q hương đang sinh sống, cơng tác ngồi huyện để góp sức xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Dù có những cố gắng trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, nhưng Đảng bộ tỉnh Nghệ An đang đứng trước nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết như tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chất lượng giáo dục còn khoảng cách với các huyện miền xi, cơng tác chăm sóc sức khỏe cịn bất cập, đội ngũ cán bộ yếu về chun mơn, một số chỉ tiêu và giải pháp đề ra chưa phù hợp với thực tế… Điều đó địi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Nghệ An và các huyện miền núi tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hơn, nhằm sớm đưa các huyện miền núi thốt khỏi tình trạng kém phát triển, hướng tới phát triển bền vững.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w