Quá trình thực hiện CSX Hở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã góp

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 148 - 149)

phần phát triển kinh tế, văn hóa và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn. Đời sống của nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa từng bước được cải thiện, nâng cao. Những kết quả đạt được trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và đào tạo, y tế,… đã làm thay đổi diện mạo vùng miền núi của tỉnh.

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là “rốn nghèo” của tỉnh với nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển nhất so với toàn tỉnh; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; đói nghèo và phân hóa giàu nghèo chưa được rút ngắn; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao, khoảng cách còn lớn giữa miền núi và miền xi; tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến; cơng tác chăm sóc sức khỏe cho

đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cịn khó khăn; một số nơi, đồng bào bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá chính quyền Nhà nước. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trước tình hình mới.

Điều đó địi hỏi CSXH của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An tiếp tục có những định hướng quan trọng, có bước đột phá, sáng tạo để giải quyết các CSXH trên địa bàn miền núi, khơi dậy, phát huy tiềm năng, tạo động lực nội sinh để các huyện miền núi hòa nhập vào sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w