Thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 112 - 121)

Trong 10 năm (2001-2010) lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Một là, thống nhất cao trong nhận thức về tầm quan trọng, nội dung, các nguyên tắc trong thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển vùng miền núi, dân tộc. Các huyện miền núi tỉnh Nghệ An có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ. Nhận thức rõ được vị trí quan trọng, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn hiện tại của miền núi Nghệ An, trong 10 năm (2001-2010), Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, quyết định nhằm phát triển tồn diện miền núi Nghệ An, góp phần xây dựng Nghệ An trở thành một trọng điểm kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ, tiêu biểu là Kết luận số 20 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến

năm 2005 và 2010; Nghị quyết số 37 về Phương phướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Nghị quyết số 39 về Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010; Quyết định

số 147 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 với mục tiêu tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu đến

năm 2010 đưa Nghệ An ra khỏi tỉnh nghèo, trọng tâm là xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ và phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An đưa miền núi Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; bảo vệ tốt quốc phịng, an ninh biên giới và mơi trường sinh thái bền vững.

Trong 10 năm (2001- 2010) đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đứng trước thời cơ mới, vận hội mới, cùng với những khó khăn và thách thức mới. Sự đói nghèo, lạc hậu, giao thơng khó khăn, thiếu thơng tin… là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền chống phá đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây chia rẽ, lơi kéo đồng bào ở vùng miền núi, biên giới. Vì vậy, Đảng đề ra CSXH đúng đắn, kịp thời, xuất phát từ thực tiễn vùng miền núi nói chung và Nghệ An nói riêng mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào các dân tộc là điều kiện có ý nghĩa quyết định để miền núi phát triển bền vững, tạo sự ổn định xã hội, củng cố hệ thống chính trị, tăng cường quốc phịng, an ninh đưa miền núi gắn kết chặt chẽ và góp phần quan trọng vào phát triển đất nước. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển miền núi tỉnh Nghệ An, là định hướng cơ bản để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quán triệt và hiện thực hóa trong thực tiễn.

Từ thực tiễn lãnh đạo CSXH ở các các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trị quan trọng của CSXH trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương thời kỳ đổi mới.

Trên cơ sở quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã vận dụng, cụ thể hóa bằng những nghị quyết, chỉ thị phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa bàn miền núi để lãnh đạo thực hiện CSXH. Vì vậy, bước vào thiên niên kỷ mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XV (2001) đã xác định rõ phương hướng chỉ đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi: đầu tư phát triển miền núi, dân tộc của tỉnh một cách tồn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh; phát triển miền núi là trách nhiệm và sự nghiệp chung của Đảng

bộ, quân và dân trong tỉnh, là bộ phận hữu cơ không tách rời chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển các huyện miền núi vừa mang lại lợi ích trực tiếp cho đồng bào các dân tộc, đồng thời là lợi ích chung của nhân dân tỉnh Nghệ An.

Quan điểm về CSXH trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An tiếp tục được BCH Đảng bộ, chính quyền quán triệt và quan tâm chỉ đạo sát sao qua các kỳ hội nghị, Đại hội tiếp theo, trong đó, xác định giải quyết các vấn đề xã hội ở các huyện miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội miền núi nói riêng và phát triển tỉnh Nghệ An nói chung.

Từ đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung mở các đợt học tập, quán triệt sâu rộng trong các ngành, các cấp, cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương của Trung ương, Tỉnh về vị ví, vai trị của CSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng chương trình chỉ đạo thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh. Tạo nhận thức chung, đồng thuận cao trong Đảng và ngoài xã hội, đưa chủ trương vào cuộc sống; phát động toàn dân khơi dậy tinh thần tiến cơng, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hẹp hịi, ỷ lại, quyết đưa miền núi tỉnh Nghệ An thốt khỏi tình trạng kém phát triển.

Trong thời kỳ đổi mới, mọi CSXH của Đảng đều hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền bình đẳng và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa miền núi với miền xuôi, giữa đồng bào DTTS với dân tộc đa số và đã không ngừng được đẩy mạnh phấn đấu thực hiện quyền đó trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lãnh đạo thực hiện CSXH ở miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã có những đổi mới trong nhận thức về thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các vùng miền, các dân tộc. Đó khơng chỉ đơn giản là sự cơng bằng bình đẳng trong phân phối thu nhập, lợi ích kinh tế mà cịn là cơng bằng, bình đẳng về cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế đối với cá nhân, cộng đồng, tạo cơ hội cho người dân miền núi bình đẳng trong tiêu dùng sản phẩm xã hội. Thực hiện CSXH ở các huyện miền núi Nghệ An khơng chỉ là sự trợ giúp mang tính bao cấp mà phải

phát huy được nội lực của từng địa phương. Sự giúp đỡ cho miền núi đồng nghĩa với việc tạo điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực, phát huy nội lực sẵn có, đảm bảo cho phát triển bền vững, tạo điều kiện để nhân dân các huyện miền núi thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội phát triển và hưởng thụ dịch vụ, phúc lợi xã hội trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hướng đến mục tiêu công bằng xã hội, tiến bộ xã hội, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc, miền núi đối với Đảng và Nhà nước, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Hai là, q trình lãnh đạo chính sách xã hội ở các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đạt được một số kết qủa cụ thể:

Về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm: Vận dụng chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước về công tác XĐGN, trong 10 năm (2001-2010), Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo sát sao, đột phá trên cơ sở tình hình thực tiễn của các huyện miền núi. Một trong những quan điểm chỉ đạo có tính xun suốt trong chỉ đạo cơng tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh là thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án tham gia XĐGN. Quan điểm lồng ghép được cụ thể hóa trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện ở ba khía cạnh là lồng ghép ngay trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; lồng ghép để thực hiện đồng bộ các biện pháp tác động đến đối tượng nghèo; lồng ghép để tăng thêm nguồn lực cho XĐGN và tăng nguồn lực về cán bộ làm công tác XĐGN, nhất là ở cấp cơ sở. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của chính sự vươn lên của người nghèo, từ năm 2001-2010, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện miền núi giảm nhanh, bình quân giảm 3,1%/năm, cao hơn tốc độ giảm chung của toàn tỉnh (2,5%), giai đoạn 2006-2010, một số huyện vùng núi cao như Tương Dương, Kỳ Sơn có tốc độ giảm nhanh từ 4- 6,1%/năm [phụ lục 9].

Theo khảo sát tại 3 xã thuộc huyện Con Cuông (xã Môn Sơn, Lục Dạ và Chi Khê) về thực hiện Chương trình 134 hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS, trong 5 năm (2004-2008), tỷ lệ hộ nghèo, hộ du canh du cư giảm nhiều và tỷ lệ học

sinh được đến trường tăng lên do các hộ DTTS ổn định cuộc sống, có tích lũy từ khi được Trung ương và tỉnh hỗ trợ xây nhà [phụ lục 22].

Công tác đào tạo nghề, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng phát triển và đa dạng hố. Cơ sở vật chất cho cơng tác dạy nghề và giải quyết việc làm được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm; đã xây dựng được 2 trường trung cấp nghề vùng Tây Bắc và Tây Nam và thêm 5 trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề ở các huyện vùng núi cao, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực miền núi đạt 23% năm 2010, so với năm 2000 tăng 16,62%. Trong đó, số lao động được đào tạo nghề toàn vùng đạt 70.000 người tương ứng 10,5% lao động, đào tạo dài hạn là 6.500 người [194, tr. 66-67].

Những số liệu trên phản ánh bước đi đúng hướng và chỉ đạo có hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền về giải quyết XĐGN, việc làm, xem đây là một trọng tâm trong lãnh đạo thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh. Đồng thời, đó là kết quả đồng lịng, chung sức của các tổ chức chính trị xã hội, của mọi nguồn lực xã hội để đưa miền núi tỉnh Nghệ An phát triển bền vững.

Về giáo dục và đào tạo: Trong 10 năm (2001-2010), công tác GD-ĐT ở các

huyện miền núi tỉnh Nghệ An được sự quan tâm, chỉ đạo với những biện pháp cụ thể như miễn giảm học phí, cấp giấy viết, sách giáo khoa, thực hiện chế độ cử tuyển, ưu tiên điểm cho con em đồng bào các DTTS vào các trường đại học chuyên nghiệp, cao đẳng do vậy, sự nghiệp giáo dục ở các huyện miền núi đạt được những thành tựu nổi bật. Quy mơ và hình thức giáo dục ngày càng được mở rộng. Chất lượng giáo dục tăng nhanh, tỉ lệ học sinh hoàn thành các cấp học, số học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng được nâng lên rõ rệt. Năm 2010, hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia đạt 35%, tăng hơn 3 lần so với năm 2001. Từ năm 2001 đến năm 2010 có 1.414 học sinh dân tộc được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp [194, tr.66], góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các huyện miền núi của tỉnh.

Nét nổi bật trong công tác GD-ĐT ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2010 là phong trào xã hội học tập ngày càng phát triển. Nghệ An là một trong số các tỉnh sớm nhất trong cả nước thực hiện có hiệu quả xây dựng xã hội học tập. Các trung tâm học tập cộng đồng được mở rộng khắp các địa bàn tạo điều kiện cho nhân dân các huyện miền núi có thêm nhiều cơ hội được học tập. Các trường tiểu học, THCS đã phối hợp với bộ đội Biên phịng, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học mở các lớp bổ túc văn hóa, xóa mù chữ cho cán bộ, con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn miền núi.

Một trong những kết quả to lớn về GD-ĐT ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An là Đảng bộ, chính quyền các cấp đã chỉ đạo kịp thời, sát sao xây dựng đội ngũ giáo viên và tăng cường giáo viên cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Với các chính sách, chế độ đặc thù đối với giáo dục miền núi như xây dựng nhà công vụ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên n tâm cơng tác tại các vùng đặc biệt khó khăn; tăng phụ cấp giảng dạy, hỗ trợ lương... Vì vậy, số giáo viên giảng dạy ở các cấp học đều tăng lên, đặc biệt là giáo viên THCS và THPT. Tính đến năm 2010, giáo viên khối THCS là 5.108 người, nhiều hơn 1.340 giáo viên; khối THPT 1.791 giáo viên, nhiều hơn 747 giáo viên so với năm 2001. Giáo viên là người DTTS tăng nhanh, năm 2005 là 2.116 lên 2.369 giáo viên vào năm 2010 [33, tr.336].

Những kết quả trên tạo một bước tiến trong GD-ĐT ở các huyện miền núi Nghệ An, góp phần thanh tốn nạn mù chữ, thực hiện và hồn thành phổ cập giáo dục THCS trong thời gian ngắn, hạn chế khoảng cách về giáo dục giữa miền núi và miền xuôi, tăng cường nguồn nhân lực, tạo ra những bước chuyển quan trọng cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT ở các huyện miền núi của tỉnh... Bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ GD-ĐT, mức hưởng thụ về GD-ĐT của người dân miền núi ngày càng tăng lên, công bằng xã hội được cải thiện.

hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển rộng khắp với 100% thơn, bản có cán bộ y tế. Cơng tác bảo vệ, chăm sóc khỏe nhân dân được thực hiện tích cực, mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư và phân bổ đến các vùng dân cư. Đội ngũ cán bộ ngày càng được bổ sung, nâng tỷ lệ xã có bác sĩ tăng từ 11% năm 2001 lên 82,3% năm 2010, cao hơn các huyện miền núi Thanh Hóa (59,1%) [195, tr.7], trong đó có huyện Con Cng đạt 100%; Nghĩa Đàn đạt 95,83%; Thanh Chương đạt 92,11% xã có bác sĩ, cao hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh (đạt 84,10%) [33, tr.360].

Kết quả đáng ghi nhận trong công tác y tế trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh nghệ An trong 10 năm (2001-2010) là các cấp ủy đảng, chính quyền đã đưa ra nhiều chủ trương và chỉ đạo kiên quyết công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành y tế ở các huyện miền núi bằng nhiều hình thức và thực hiện luân chuyển, tăng cường bác sĩ cho các xã đặc biệt khó khăn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Bằng nhiều nguồn lực và chính sách khuyến khích, cấp ủy Đảng và chính quyền các huyện miền núi đã chú trọng đầu tư xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Do vậy, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế từ 11,60% năm 2005 tăng lên 63,42% năm 2010 [194, tr.69], cao hơn so với các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (56,8%). Cơng tác phịng chống dịch bệnh và thực hiện chương trình quốc gia trên địa bàn được thực hiện tốt. Tình hình dịch bệnh được kiểm sốt, trong 10 năm (2001- 2010), khơng có dịch bệnh lớn xảy ra. Cơng tác khám, chữa bệnh cho nhân dân có nhiều cải tiến phù hợp với điều kiện của đồng bào miền núi như tổ chức các đội y tế lưu động, các đội phịng chống dịch bệnh, có những đội tổ chức tuyên truyền vệ sinh cho vùng đồng bào dân tộc. Cơng tác khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo là một kết quả quan trọng trong quá trình Đảng bộ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 112 - 121)