Chú trọng đầu tư giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của các huyện miền nú

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 96 - 105)

đáp ứng yêu cầu phát triển của các huyện miền núi

Triển khai Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy về Chương trình phát triển nguồn

nhân lực giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4254/QĐ-

UBND ngày 9/11/2006, Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng sự

nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là Quyết định số 3524/QĐ-

UBND.VX ngày 12//9/2007 về Kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng nhà ở

cho giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông miền Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2015 với mục tiêu xây dựng kiên cố

hố 100% phịng học; đảm bảo phòng nội trú cho giáo viên các huyện miền núi, nhà ở nội trú cho học sinh các trường nội trú và bán trú dân nuôi. Tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng phổ cập giáo dục THCS và chất lượng giáo dục toàn diện ở 10 huyện miền núi.

Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4144/QĐ-UBND ngày 23/9/2008 phê duyệt đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà cơng vụ cho giáo

viên giai đoạn 2008-2012 với tổng kinh phí 1.307,231 tỷ đồng. Ngày

26/12/2008, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 109/2008/QĐ-UBND Quy định

mức hỗ trợ nguồn vốn đầu tư để thực hiện Đề án, trong đó quy định mức hỗ trợ như sau: Đối với các huyện miền núi cao, ngân sách cấp trên đầu tư 100%; đối với các huyện miền núi thấp, các xã miền núi ở huyện đồng bằng ngân sách cấp trên đầu tư 90%. Ban Chỉ đạo được thành lập từ cấp tỉnh đến cấp huyện để thực hiện các mục tiêu của Đề án theo đúng kế hoạch, đúng quy định, đảm bảo chất lượng các cơng trình xây dựng, chống thất thốt tiêu cực.

Về các chính sách đối với giáo viên, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3838/QĐ-UBND ngày 19/6/2009 về Hỗ trợ tiền lương cho giáo viên, nhân viên

hợp đồng trong trường mầm non bán cơng, trích từ ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền

lương cho giáo viên mầm non ở các xã vùng núi cao thêm 80% lương.

Quán triệt chủ trương của cấp trên, các huyện miền núi Nghệ An đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm lãnh đạo thực hiện chính sách GD-ĐT tại địa phương như Chỉ thị số 15/CT-HU của Huyện ủy Thanh Chương và Quyết định số 06/2006/UBND ngày 23/10/2006 của UBND huyện Thanh Chương phê duyệt đề án Xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với chương trình

kiên cố hóa trường học giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết số 03/NQ-HU của

BTV Huyện ủy Tương Dương về Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán

bộ quản lý ngành giáo dục; đề án Nâng cao chất lượng dạy và học, chống học sinh bỏ học trong giai đoạn hiện nay của UBND huyện Tương Dương; Huyện

ủy Quỳ Châu ban hành Chương trình số 08-CTr/HU ngày 10/3/2006 về Phát triển giáo dục toàn diện giai đoạn 2006-2010; BTV Huyện ủy Quỳ Hợp ra Nghị

quyết số 04-NQ/HU ngày 11/4/2006 về Đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng trường

chuẩn quốc gia và theo hướng cận chuẩn quốc gia và Nghị quyết số 16-NQ/HU

ngày 14/8/2006 về Nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là các xã vùng đặc biệt

khó khăn, giai đoạn 2006-2010...

Trong chỉ đạo cơng tác xã hội hóa giáo dục, Nghệ An đã có bước đi trước so với cả nước bằng việc ban hành Quyết định số 4254/QĐ-UBND.VX ngày 9/11/2006 của UBND tỉnh, phê duyệt Kế hoạch Xây dựng xã hội học tập ở Nghệ

An giai đoạn 2006-2010 nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân, thực

hiện bình đẳng về cơ hội học tập và các CSXH trong giáo dục. Ngày 11/7/2008 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Chỉ thị số 17/2008/CT-UBND về Đẩy mạnh

phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Quyết định số

6363/QĐ-UBND, ngày 1/12/2009 phê duyệt đề án Đẩy mạnh xã hội hoá giáo

dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020.

Để đảm bảo đúng tiến độ phổ cập giáo dục, công tác xóa mù chữ trên địa bàn các huyện miền núi được các cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện và các ban,

ngành tập trung chỉ đạo thực hiện. Ban Chỉ đạo xóa mù chữ - phổ cập giáo dục thường xuyên được kiện tồn, bổ sung, củng cố; phân cơng, gắn trách nhiệm chỉ đạo của các thành viên với thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tại các huyện, thị; gắn với nhiệm vụ chính trị của các sở, ban, ngành, các đồn thể, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội. Ban chỉ đạo tỉnh đã phát huy tốt vai trị của các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Bộ đội Biên phòng, các già làng, trưởng bản nhằm vận động con em trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số các lớp phổ cập; giúp đỡ ngày công, tiền quà cho học sinh, vận động các đối tượng cịn mù chữ đến các lớp học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ.

Hội Phụ nữ đã phối hợp với ngành giáo dục và các nhà trường vận động, giúp đỡ 2549 em học sinh bỏ học trở lại trường; phối hợp với Đồn Biên phòng 543 mở 4 lớp xóa mù chữ cho 107 cán bộ, hội viên. Các cấp bộ hội cịn lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ cho các nhà trường như: phát động quyên góp trong cán bộ, hội viên ủng hộ 4.650 đồng, 269 bộ quần áo, 146 quyển vở, 27 bộ sách giáo khoa, cặp… cho trẻ em gặp khó khăn của huyện Quế Phong. Số tiền của các huyện thị triển khai chương trình phối hợp tăng dần theo từng năm, năm 2005: 1.365 triệu đồng, năm 2009: 3.601 triệu đồng. Hội Phụ nữ các huyện đã phối hợp với phòng giáo dục và các nhà trường hưởng ứng cuộc thi "Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn", tổ chức "Ngày hội đọc" ở các huyện. Em Lộc Thị Uyên My, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tam Thái (Tương Dương) đạt giải 3 toàn quốc về cuộc thi tổ chức "Ngày hội đọc " và "Biết chữ cho cuộc sống

tốt đẹp hơn" [192, tr.3-4].

Tỉnh đoàn chỉ đạo các cấp bộ đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch hành động về cơng tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục. Hàng năm Tỉnh đồn đều tổ chức các chương trình: Ánh sáng văn hóa hè, Đội tình nguyện tri thức trẻ đến các vùng nơng thơn, miền núi, vùng cao, sâu, xa… đã có nhiều đóng góp về việc

phối hợp để huy động, vận động, duy trì các đối tượng trong độ tuổi đến trường học các lớp phổ cập và các lớp xóa mù chữ; gắn chương trình XĐGN với chương trình tuổi trẻ lập nghiệp.

Ban chỉ đạo các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực triển khai chiến dịch mở các lớp xóa mù chữ, bổ túc THCS trong hè để cùng cả tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào tháng 12/2006. Nổi bật là các xã Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Lống, Mỹ Lỹ (Kỳ Sơn); Yên Hòa, Yên Na, Lưu Kiền, Xá Lượng (Tương Dương); Châu Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Bình Chuẩn (Con Cng), Thơng Thụ, Châu Thơn, Tri Lễ (Quế Phong); Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm (Quỳ Châu). Các trường tiểu học, THCS trên địa bàn miền núi cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ vừa dạy các lớp tiểu học, vừa dạy các lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ; vừa dạy THCS vừa dạy các lớp bổ túc THCS. Một số đơn vị triển khai chương trình dạy tiếng Thái, tiếng Mơng cho cán bộ, đồng bào.

Cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi thực hiện hỗ trợ giáo dục cho con em các hộ nghèo, DTTS trên địa bàn, trong 5 năm (2006-2010), đã có 164.180 học sinh là con hộ nghèo được hỗ trợ (đạt 84,22% kế hoạch). Bình quân mỗi năm cấp hơn 300 nghìn quyển vở cho học sinh tiểu học, tổng kinh phí 5,03 tỷ đồng. Hỗ trợ cho các học sinh là người DTTS đặc biệt khó khăn như dân tộc Ơ Đu có 402 lượt học sinh các cấp được hỗ trợ với kinh phí 368,159 triệu đồng; tổ chức khảo sát, biên soạn tài liệu mở 04 lớp học phổ biến tiếng Ơ Đu cho hơn 340 lượt người, kinh phí 103 triệu đồng [191, tr.4].

Với các chính sách trên đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục của các huyện miền núi [phụ lục 10].

Nếu so với năm 2005, tổng số trường học năm 2010 các cấp giảm đi 57 trường (còn 687 trường) là do sáp nhập các trường, nhất là các trường THCS có quy mơ nhỏ để hình thành các trường liên xã. Điều ghi nhận là tỷ lệ học sinh là

người DTTS ở các cấp đều tăng so với năm 2005 (tiểu học tăng 17,7%; THCS tăng 15,4% và THPT tăng 8,8%) [149, tr.8].

Điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là hệ thống các trường ngồi cơng lập phát triển mạnh, trên địa bàn miền núi có 356 trường mầm non bán cơng, 4 trường dân lập, 3 trường tư thục; 4 trường THPT bán công, 20 trường dân lập, 01 trường tư thục. Điều này thể hiện việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhất là cấp phổ thơng đã có chuyển biến tích cực trên địa bàn miền núi, thể hiện sự chung tay, góp sức của các đồn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con em miền núi, dân tộc.

Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được nâng lên một bước. Tính đến năm 2010, có 100% xã có trường mầm non và hàng năm huy động khoảng 85% trẻ em đi học mẫu giáo trong độ tuổi, tăng 12% so với năm 2005 và huy động 20 - 23,5% trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ, tăng 4% so với năm 2005. Chương trình đưa tiếng Việt vào giảng dạy tại các trường mầm non có hiệu quả, giúp các em tự tin khi bước vào tiếp nhận kiến thức của lớp 1.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì và củng cố tại 217/217 xã, thị trấn; chương trình phổ cập giáo dục THCS hồn thành đúng tiến độ. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường THCS, THPT đạt 98%. Chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và học sinh giỏi tăng qua các năm. Hệ thống trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 33% (năm 2010) trong đó, mẫu giáo 35%; tiểu học 51%; THCS 8% và THPT 17% [194, tr.15].

Đội ngũ giáo viên tại các huyện miền núi được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở 3 cấp học đạt 98%.

Công tác cử tuyển được thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ, công bằng. Chỉ tiêu cử tuyển được phân bổ hợp lý, trong đó ưu tiên cho các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới. Từ năm 2008, thực hiện

Nghị định số 134 của Chính phủ về chế độ chi trả cho học sinh, sinh viên cử tuyển do ngân sách tỉnh cấp, trong 3 năm (2008-2010) tỉnh đã cấp 9,3 tỷ đồng chi trả đầy đủ kinh phí đào tạo cho các trường ký kết đào tạo và học sinh, sinh viên người DTTS. Trong 5 năm (2006-2010), đã có 521 em được tham gia học theo chế độ cử tuyển (đại học: 320 em; cao đẳng: 116 em; trung cấp: 85 em), trong đó nữ 254 em (chiếm 48,75%), DTTS 491 em (chiếm 94,24%) [149, tr.7].

Cơng tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đưa lại hiệu quả thiết thực. Thực hiện tốt việc lồng ghép các dự án, chương trình với tổng kinh phí đầu tư 628,447 tỷ đồng để kiên cố hóa, trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên và đầu tư xây dựng các trường lẻ. Đến năm 2010, tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học đạt 80%, trong đó, mẫu giáo 66%, tiểu học 83%, THCS 92% và THPT 97% [194, tr.15].

Triển khai thực hiện Quyết định số 56 (năm 2006) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, cơng chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào DTTS, HĐND tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 253/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 và UBND tỉnh ban hành Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 về Chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công

chức tăng cường về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào DTTS, vùng giáo, vùng đặc biệt khó khăn cịn nhiều yếu kém và lực lượng vũ trang tăng cường về các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An với thời hạn 3 đến 5 năm để giúp cơ

sở thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Việc triển khai thực hiện Kết luận số 10 (năm 2006) của BCH Đảng bộ về

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, được các cấp ủy, tổ

chức Đảng, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, cơ sở thực hiện nghiêm túc, kịp thời. UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch nhằm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở như Kế hoạch số 259/KH-UB ngày 1/8/2008 về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở miền Tây Nghệ An giai đoạn 2008-2010; Quyết

định số 15/QĐ-UB ngày 16/1/2009 về Chế độ đối với cán bộ, công chức tăng

cường về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào DTTS, vùng giáo, vùng đặc biệt khó khăn; Kế hoạch số 203/KH-UB.VX ngày 22/6/2009 về việc Luân chuyển, tăng cường cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đảm nhận các chức dạnh chủ chốt ở các xã thuộc các huyện nghèo thuộc tỉnh Nghệ An.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh đã kịp thời tổ chức quán triệt và xây dưng kế hoạch thực hiện. Phối hợp với huyện chọn điểm chỉ đạo như Mặt trận Tổ quốc tỉnh xây dựng mô hình chỉ đạo điểm tại xã Yên Na (Tương Dương); Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tập trung xây dựng mơ hình chỉ đạo điểm “Cơ sở Hội vững mạnh tồn diện” tại xã Thanh Hịa (Thanh Chương) và xã Mường Típ (Kỳ Sơn); Đồn Thanh niên chỉ đạo điểm tại xã Thanh Hòa (Thanh Chương), xây dựng kế hoạch giúp xã Đoọc Mạy (Kỳ Sơn), xã Châu Khe (Con Cuông); Hội Cựu chiến binh chỉ đạo điểm tại xã Chi Khê (Con Cng); Bộ đội Biên phịng phối hợp với huyện Tương Dương và các ngành chỉ đạo xây dựng mơ hình điểm tại xã Tam Hợp và bản Huồi Sơn; duy trì mơ hình sỹ quan biên phịng làm phó bí thư đảng ủy tại 19 xã biên giới; đưa 57 cán bộ biên phòng về sinh hoạt đảng tạm thời tại các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số; tuyển chọn được 51 thanh niên là người dân tộc nhập ngũ để đào tạo cán bộ nguồn, cốt cán khi xuất ngũ cho địa phương [146, tr.3-4].

Các huyện miền núi thành lập ban chỉ đạo và xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch và ban hành các nghị quyết như Nghị quyết số 25 của BTV Huyện ủy Quỳ Hợp về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ cơ

sở, cán bộ trẻ có triển vọng giai đoạn 2007-2010; Đề án số 01-ĐA/HU của

Huyện ủy Thanh Chương ngày 26/3/2007 về Củng cố hệ thống chính trị cơ sở

vùng giáo, vùng dân tộc thiểu số…

Các cấp ủy từ huyện đến cơ sở đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ một phần về kinh phí để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn, nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, nhất là những cơ sở vùng sâu, vùng xa,

vùng DTTS. Từ năm 2006- 2010, đã mở 53 lớp cao đẳng, trung cấp chuyên môn

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 96 - 105)