thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ người DTTS có trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong lãnh đạo thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.
được quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố thì ở đó hiệu quả thực hiện CSXH của Đảng đạt kết quả tốt, các chính sách đến được với người dân. Đội ngũ cán bộ, đảng viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, các tổ chức làm tốt công tác tổ chức các phong trào, hành động sẽ góp phần trực tiếp nâng cao đời sống vật chất của người dân, nhất là đồng bào các DTTS. Ngược lại, những lúc, những nơi thiếu sự quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó chú ý đến cán bộ người DTTS thì ở đó chất lượng, hiệu quả thực hiện CSXH sẽ hạn chế, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong đời sống người dân không được giải quyết một cách kịp thời, thấu đáo, làm giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp, khơng n tâm lao động, sản xuất, thậm chí tạo ra những điểm nóng, gây mất ổn định chính trị, xã hội kéo dài như di cư tự do, tái trồng cây thuốc phiện, chặt phá rừng...
Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự gương mẫu, có trình độ chun mơn đáp ứng u cầu nhiệm vụ, có năng lực hoạt động thực tiễn vận động quần chúng thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân các huyện miền núi. Đội ngũ đảng viên phải thực sự sâu sát, bám sát, nắm chắc tình hình địa phương, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ đó xác định đúng nội dung cần tập trung lãnh đạo, kiên quyết chỉ đạo để những chủ trương nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đội ngũ cán bộ của Đảng phải được rèn luyện thường xun, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, tận tụy với công việc, sâu sát với nhân dân, khơng ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại trong tuyên truyền vận động và hướng dẫn đồng bào thực hiện các chính sách của Đảng. Làm tốt công tác phát triển đảng viên, đặc biệt quan tâm phát triển đảng viên là người DTTS, đảm bảo ở các bản, làng của đồng bào DTTS có chi bộ.
Trong thời gian (2001 – 2009), đã phát triển được 8.197 đảng viên là đồng bào DTTS, phát triển 52 chi bộ tại các xóm, bản, “xóa” bản trắng đảng viên, chỉ
cịn 9 xóm, bản chưa có chi bộ. Kiện tồn tổ chức đảng các cấp hợp lý, chất lượng đội ngũ đảng viên nâng lên. Tổ chức đảng đạt trong sạch vững là 69,94%, tăng 3,42% so với năm 2003. Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 66,81% [187, tr.56].
Quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cán bộ dân tộc, chất lượng cán bộ cơ sở vùng DTTS ngày càng tăng. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong 10 năm (2000-2009), tỉnh đã đào tạo ngắn hạn cho 6.763 người, trung cấp chuyên môn 1.032 người, đại học 374 người, trung cấp chính trị 713 người. Cán bộ người DTTS trong các cơ quan dân chính, đảng ngày tăng cao, cán bộ người DTTS trong cấp ủy tỉnh là 5 người chiếm 8,5%, cấp ủy trên cơ sở là 131 người, cấp ủy cơ sở là 1.450 người. Giữ chức trưởng, phó phịng trở lên ở các đơn vị cấp tỉnh là 32 người, cấp huyện là 348 người, tỷ lệ cán bộ người DTTS chiếm 67,1% tổng số cán bộ trong vùng [187, tr.71].
Về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS, trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, trong quy hoạch, tạo nguồn phải thực hiện đúng phương châm tại chỗ, tức là cán bộ vùng nào, dân tộc nào thì cơng tác ở vùng đó và dân tộc đó, dân tộc nào cũng có cán bộ. Để làm được như vậy, cần phải chú trọng cơng tác tạo nguồn cán bộ bằng việc khuyến khích, hỗ trợ về mọi mặt đối với con em các DTTS đang học tập tại các nhà trường từ cấp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có nguyện vọng sau khi học về cơng tác tại địa phương. Làm tốt chính sách cử tuyển, trong đó cần cân đối số lượng học sinh cử tuyển đi học ở các trường, đảm bảo có đủ các ngành, lĩnh vực, nhất là những ngành mà địa phương đang cần. Đồng thời có chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức, tạo điều kiện mọi mặt để đội ngũ cán bộ có điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đảm bảo cán bộ có đủ trình độ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, có đủ năng lực quản lý, điều hành các dự án, các công trình.
Tiểu kết chương
Trong những năm 2001 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện CSXH của Đảng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nhận thức của nhân dân các huyện miền núi về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; kinh tế - xã hội phát triển, công tác XĐGN đạt được những chuyển biến tích cực; cơng tác GD- ĐT đạt được nhữn kết quả đáng ghi nhận; hệ thống y tế được cải thiện, đội ngũ y, bác sĩ tăng cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các huyện miền núi; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CXH của Đảng ở các huyện miền núi vẫn cịn một số hạn chế. Trên cơ sở đó, Đảng bộ nhận thức rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những thành tựu và hạn chế, đồng thời đúc rút những kinh nghiệm bước đầu làm cơ sở để Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả CSXH của Đảng trong thời gian tới.
Thực tiễn đó cũng là q trình giúp Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiếp tục rèn luyện phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng kiện toàn tổ chức đảng các cấp, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Những chuyển biến tích cực ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã khẳng định năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh trong 10 năm (2001-2010), là nền tảng để Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiếp tục phát huy và phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong cả nước.
KẾT LUẬN