kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung. Địa bàn hiểm trở, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm 2001 - 2010, Đảng bộ tỉnh Nghệ An trăn trở, lựa chọn các mũi đột phá, điều chỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện CSXH. Phát huy truyền thống yêu
nước, cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường, không ngừng vươn lên vượt qua khó khăn, thử thách của đồng bào miền núi, thực hiện CSXH ở các huyện miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới tỉnh nhà.
Luận án đã chọn 2 bước để phản ánh quá trình thực hiện CSXH: Giai đoạn 1 (2001-2005), nội dung của CSXH là tập trung mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề khó khăn trên địa bàn các huyện miền núi, đó phát triển kinh tế từng bước xố đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên, y tế, cán bộ cơ sở cho các huyện miền núi của tỉnh. Giai đoạn 2 92006 - 2010), CSXH ngày càng đi vào chiều sâu, hướng tới vấn đề xố đói giảm nghèo bền vững, tập trung đầu tư cho giáo dục, đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS; phát triển hệ thống y tế, tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Từng bước thực hiện bình đẳng về cơ hội phát triển và cơ hội tiếp cận nguồn lực, hưởng thụ phúc lợi xã hội cho đồng bào miền núi, dân tộc, góp phần ổn định xã hội ở các huyện miền núi của tỉnh.