Thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An những năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000) và yêu cầu phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 30 - 34)

của tỉnh trước thiên niên kỷ mới

Ngày 12/8/1991, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Hội đồng Chính phủ về việc tách tỉnh, ngày 16/8/1991, BCH Đảng bộ tỉnh và UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã họp bàn thống nhất và Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 26 về việc tổ chức lãnh đạo thực hiện công việc tách tỉnh. Việc chia tách Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cũng là một nhiệm vụ mới quan trọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An trong thời kỳ mới.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về Một số chủ

trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72

của Hội đồng Bộ trưởng về Một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh

tế - xã hội miền núi, Tỉnh uỷ Nghệ An đã tổ chức quán triệt các chủ trương,

chính sách trên cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các sở ban ngành liên quan đầy đủ và kịp thời; đồng thời, tổ chức khảo sát nghiên cứu thực tế tình hình các huyện miền núi. Trên cơ sở đó, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 8/7/1994 về Phát triển kinh tế - xã hội

miền núi và dân tộc. Đây là bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của

Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vận dụng vào điều kiện thực tế miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An.

Tiếp tục quan điểm phát triển toàn diện miền núi của tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (năm 1996) xác định rõ phương hướng phát triển kinh tế từng địa bàn miền núi; đầu tư có trọng điểm để thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế vùng miền núi, dân tộc. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng

xã hội. Gắn chiến lược kinh tế với chiến lược con người; tăng trưởng kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng và an ninh [2, tr.27].

Để lãnh đạo thực hiện một số lĩnh vực cụ thể của CSXH, Tỉnh ủy Nghệ An ban hành các nghị quyết, chỉ thị như: Chỉ thị số 13 (5/1997) về Tăng cường lãnh

đạo thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo nhằm đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra; Kết luận về giải quyết việc

làm, xóa đói giảm nghèo của BTV Tỉnh ủy (12/1997); Nghị quyết số 17 (9/2000)

về Phát triển giáo dục miền núi và dân tộc, gắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ

cho các huyện miền núi...

Với chủ trương và các biện pháp hiệu quả, các huyện miền núi Nghệ An có bước tiến đáng kể về kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thực hiện CSXH.

Cơng tác XĐGN chuyển biến tích cực, năm 2000, tỷ lệ đói nghèo bình qn ở các huyện miền núi là 26,5%; giảm 21% so với năm 1990 (bình quân cả tỉnh là 19,7%) [170, tr.6].

Về giáo dục và đào tạo, các ngành học từ mầm non đến THPT (kể cả DTNT) đều phát triển về số lượng, quy mô và chất lượng. So với năm 1990, số học sinh tăng 2,9 lần, số trường lớp tăng 2,7 lần. Hệ thống Trường phổ thông DTNT được tổ chức đến cụm xã. Đến năm 2000, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã được công nhận phổ cập tiểu học và xóa mù chữ. Cơng tác tuyển sinh đào tạo chuyên nghiệp cho con em các dân tộc được quan tâm chú ý hơn trước. Từ năm 1990 đến 2000, bình qn mỗi năm có 80 chỉ tiêu cử tuyển có học bổng ưu tiên giành cho học sinh dân tộc, miền núi ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trong tỉnh. Ngồi ra, cịn mở các lớp cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên THCS là người dân tộc cho các huyện núi cao Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong.

Hoạt động y tế đã có nhiều biện pháp tích cực trong triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về y tế đến tận các bản làng miền núi, xử lý kịp thời các dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do sốt rét và các dịch bệnh khác gây ra. Cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình có

nhiều phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện đặc điểm miền núi vùng đồng bào dân tộc, góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số bình quân ở miền núi từ 2,8% (1989) xuống 1,9% năm 2000 (bình quân chung cả tỉnh: 1,6%) [170, tr.6].

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn còn những hạn chế như: chưa phát huy thế mạnh tiềm năng vùng miền núi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Mặc dù theo chuẩn mới khơng cịn chuẩn đói, nhưng trong thực tế số hộ đói ở các huyện miền núi của tỉnh còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Số hộ có mức thu nhập bình qn đầu người/tháng dưới 45.000 đồng (chuẩn đói cũ) chiếm 7,6% [163, tr. 3]. Chênh lệch về mức sống giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo gấp 9 lần, giữa nông thôn và thành thị gấp 3,4 lần. Đời sống đồng bào vùng bỏ trồng cây thuốc phiện đang bấp bênh, nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện đã và đang xuất hiện lén lút ở nhiều nơi. Hiện tượng tái du canh, du cư có dấu hiệu tăng lên. Hiện tượng di dịch dân cư qua biên giới có nguy cơ tái phát, gây tâm lý không ổn định ở một số vùng có đơng đồng bào dân tộc Mơng sinh sống.

Giáo dục và đào tạo chưa theo kịp yêu cầu mới, chất lượng đào tạo thấp. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu. Cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu thốn; có 18 xã chưa có trường mầm non độc lập, 17 xã chưa có trường THCS. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn quá thấp nên chất lượng lao động kém, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội [3, tr.24-25].

Đội ngũ cán bộ cơ sở và cán bộ chuyên môn khoa học - kỹ thuật vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra tại cơ sở. Chất lượng cán bộ xã không đồng đều, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn hạn chế nhiều mặt. Khoảng 80,46% đến 85,87% cán bộ vùng núi cao chưa qua một trường lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ người dân tộc ngày càng giảm. Đến tháng11/2000, Nghĩa Đàn chỉ có 4,9%, Tân Kỳ 5,9%, Anh Sơn 1% so với tổng số cán bộ trong huyện. Một

số lĩnh vực chuyên môn, tỷ lệ cán bộ dân tộc cũng rất thấp (bác sĩ dân tộc 59/205 người) [167, tr.30].

Để đưa các huyện miền núi thốt khỏi tình trạng kém phát triển, địi hỏi Đảng bộ tỉnh Nghệ An có chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội miền núi phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên cũng như phong tục tập quán của vùng. Trước hết, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư vào vùng miền núi, phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa; đồng thời, chú trọng thực hiện các CSXH, như công tác XĐGN, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, miền núi; tạo việc làm cho lao động tại chỗ; giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc như thiếu lương thực, thiếu nước, thiếu đất sản xuất, nhà ở; làm tốt công tác định canh định cư, quy hoạch, phân bổ và sắp xếp lại dân cư hợp lý.

Những kết quả đạt được ở miền núi tỉnh Nghệ An trong 10 năm sau khi tái lập tỉnh (1991-2000) bước đầu đã làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các huyện miền núi, song, so với yêu cầu đặt ra thì chưa đáp ứng được. Nhiều vấn đề về CSXH còn tồn đọng như lao động thiếu việc làm chưa được giải quyết, tỷ lệ đói nghèo ở các huyện miền núi cịn cao; lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu mới; chất lượng giáo dục phổ thơng cịn khoảng cách xa so với miền xi, tỷ lệ học sinh bỏ học cịn cao, nhất là cấp học THPT; đội ngũ giáo viên và cán bộ ngành y còn thiếu và chưa đạt chuẩn còn nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và y tế còn lạc hậu; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu…

Kết thúc thế kỷ XX, Nghệ An vẫn là một trong những tỉnh nghèo, đời sống nhân dân vẫn cịn nhiều khó khăn. Nhưng, những kết quả đạt được trong những năm 1991-2000 đã tạo cho nhân dân Nghệ An niềm tin để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức cùng với cả nước bước sang thế kỷ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Điều đó, địi hỏi Đảng bộ tỉnh phải kịp thời đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với các địa phương ở miền núi Nghệ An; tăng

cường công tác chỉ đạo, giám sát việc thực hiện CSXH vào thực tiễn vùng miền núi. Đảng bộ, chính quyền ở các huyện miền núi phải vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào điều kiện cụ thể của mình nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước thiên niên kỷ mới, đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong cả nước.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w