Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về chính sách xã hội ở các huyện miền núi (2006 2010)

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 76 - 82)

sách xã hội ở các huyện miền núi (2006 - 2010)

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội ở Nghệ An đã có những bước chuyển biến quan trọng. Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Nghệ An có cơ hội tiếp cận với thị trường toàn cầu, những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, phương thức quản lý và kinh doanh của thế giới để áp dụng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bước vào giai đoạn 2006-2010, Nghệ An có những thuận lợi là một số định hướng lớn do Đại hội XV đề ra được khẳng định rõ hơn sau khi có Kết luận số 20, Nghị quyết số 37, Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và một số chương trình, đề án lớn được Chính phủ phê duyệt (về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An, phát triển thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế - văn hóa vùng

Bắc Trung Bộ, phát triển kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh). Cùng với nguồn lực được tích luỹ từ những năm trước, tạo thế và lực cho sự phát triển cao hơn.

Tuy nhiên, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh chỉ bằng 64% mức bình quân của cả nước. Các huyện miền núi Nghệ An, tỷ lệ đói nghèo cao hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả tỉnh, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng ngày càng tăng. Số nhà dột nát, tạm bợ của các huyện miền núi còn nhiều, trên 18 ngàn hộ; chất lượng giáo dục thấp, đào tạo nghề chưa hiệu quả, số lao động được đào tạo chỉ đạt 15% (năm 2006). Tỷ lệ kiên cố hóa trường học thấp, phổ cập THCS kết quả cịn hạn chế. Cơng tác y tế miền núi cịn nhiều bất cập, tỷ lệ xã có bác sĩ còn thấp, chất lượng khám, chữa bệnh chưa cao. Hệ thống chính trị cơ sở cịn nhiều yếu kém, trình độ của đội ngũ cán bộ thấp. Ở một số vùng DTTS, một bộ phận đồng bào bị các thế lực thù địch kích động, lơi kéo vào các hoạt động gây chia rẽ khối đồn kết dân tộc.

Điều đó, địi hỏi Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An cần phải đổi mới sự vận dụng CSXH của Đảng, Nhà nước ở địa bàn miền núi, nhất là vùng đồng bào các DTTS trên cơ sở đảm bảo yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với quá trình thực hiện CSXH.

Chủ động nắm bắt thời cơ, đối diện với thách thức trước tình hình mới, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVI, nhiệm kỳ 2006-2010 với quyết tâm "đồn kết phấn đấu đưa Nghệ An thốt khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém

phát triển vào năm 2010, đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước" [5, tr.33].

Đại hội quán triệt chủ trương của Đảng phát triển kinh tế gắn với chăm lo tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền. Phát triển gắn với xã hội hóa, hiện đại hóa, đi lên từ nền tảng văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới. Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu tiên cho đầu tư khai thác tiềm năng miền Tây và vùng Biển của tỉnh.

Đại hội nhấn mạnh phương hướng phát triển vùng miền núi giai đoạn 2006-2010 là: các huyện miền núi, các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể với bước đi thích hợp để triển khai thực hiện Quyết định số 147 của Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến

năm 2010 [5, tr.60].

Ngày 16/10/2006, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 06-NQ/TU về thông qua Kế

hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 147 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh đến

phát triển bền vững, tập trung XĐGN cho các huyện miền núi của tỉnh. Đến năm 2009, BCH Đảng bộ tỉnh ra Kết luận số 24-KL/TU nhằm đẩy nhanh tiến độ,

nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quyết định số 147 của Thủ tướng Chính phủ.

Kết luận nhấn mạnh việc lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn miền núi. Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cán bộ dân tộc; củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 24 về công tác dân tộc, Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Kết luận số 10-KL/TU ngày 5/12/2006 về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số nhằm xây dựng từng tổ chức trong hệ thống

chính trị cơ sở vùng DTTS ngày càng vững mạnh, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đưa 90% xã vùng DTTS thoát nghèo vào năm 2010. Đồng thời, năm 2008, Tỉnh ủy Nghệ An tiến hành Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24

của BCH Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác dân tộc. Báo cáo tổng kết đề ra

phương hướng, nhiệm vụ về công tác dân tộc những năm tới là: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết 24 về công tác dân tộc, tập trung vào các lĩnh vực XĐGN, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm [143, tr.12-13].

Để tiếp tục lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội nửa nhiệm kỳ còn lại, ngày 15/9/2008, BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An ra Kết luận số 19-KL/TU về

hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Cùng với những kết quả đạt được, Kết luận nêu rõ

một số chỉ tiêu về xã hội còn thấp như trường chuẩn quốc gia, trạm y tế có bác sĩ, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; sức ép về việc làm còn lớn; giảm tỷ lệ hộ nghèo của các huyện vùng núi cao còn chậm; một số vấn đề xã hội bức xúc như di dịch cư trái phép vùng biên giới vẫn diễn ra [142, tr.21] …

Từ thực trạng của các huyện miền núi, chủ trương của Tỉnh ủy Nghệ An nêu rõ quan điểm về CSXH trong giai đoạn 2006-2010 là:

Về giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, mở rộng quy mơ phát triển

sản xuất để thu hút mỗi năm từ 1,5-2 vạn lao động; phấn đấu mỗi huyện miền núi cao từ 2-5 làng có nghề, huyện miền núi thấp có từ 10-15 làng có nghề. Đầu tư xây dựng 2 trường trung học dạy nghề ở Con Cuông và Phủ Quỳ, nâng cấp cơ sở vật chất các trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề ở các huyện còn lại để phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 23%, trong đó đào tạo nghề đạt 15%. Tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ lên 30-40%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90%. Gắn các chương trình di dân, tái định cư, khu kinh tế quốc phịng với các chương trình, dự án phát triển sản xuất để điều chỉnh lại dân cư. Hạ tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 25% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010). Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN. Coi XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn miền núi, là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững.

Về giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp GD-ĐT, thu hút

50-60% trẻ em trong độ tuổi đến các nhà trẻ, nhóm trẻ. Ở các bản vùng sâu, vùng xa, tổ chức cho trẻ 5 tuổi và trên 5 tuổi chưa đến lớp mầm non học chương trình mẫu giáo 36 buổi trước khi vào lớp 1. Phát triển thêm các nhóm trẻ, các lớp mẫu giáo ở các bản... Đến năm 2007, toàn vùng thực hiện phổ cập THCS. Đến năm 2010, có 74% số trường mầm non, 16% số trường THCS và 52% số trường

THPT đạt chuẩn quốc gia. Đào tạo giáo viên là người DTTS để từng bước khắc phục tình trạng giáo viên khơng biết nói tiếng dân tộc dạy học ở miền núi.

Về y tế, đầu tư xây dựng mới 2 bệnh viện vùng ở Thị xã Con Cuông và

Thị xã Thái Hòa. Tăng số phòng khám đa khoa khu vực. Nâng tỷ lệ số giường bệnh lên 13 giường/1 vạn dân. Kiên cố hóa 100% bệnh viện, các phịng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế đạt chuẩn quy định; 75% số xã có bác sĩ, 100 số xã có y sĩ sản nhi, y tá trung học, nữ hộ sinh. Đưa tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 40-50%. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới 23%, hạ tỷ lệ bướu cổ xuống dưới 10%; giảm tỷ lệ sinh hàng năm còn 03-0,4%; đảm bảo mức sinh thay thế [135, tr.19-20].

Ngoài những nghị quyết, kết luận về tập trung phát triển vùng miền núi Nghệ An, Tỉnh ủy còn ra nhiều kết luận, chỉ thị nhằm giải quyết các lĩnh vực cụ thể của CSXH:

- Về giải quyết việc làm cho lao động, Tỉnh ủy ban hành nhiều kết luận như

Kết luận số 02-KL/TU ngày 22/5/2006 về Chương trình giải quyết việc làm và

Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Kết luận số 03-KL/TU

ngày 11/7/2006 về Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU (khóa XV) về

phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001- 2010; Kết luận số 04-KL/TU ngày 11/7/2006 về 5 năm thực hiện Nghị quyết 07- NQ/TU của BTV Tỉnh ủy (khóa XV) về phát triển dạy nghề thời kỳ 2001-2005 và nhiệm vụ đến năm 2010; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 17/1/2007 của BTV Tỉnh ủy về Tăng cường lãnh đạo, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

Với các huyện miền núi, các kết luận, chỉ thị nêu trên xác định mục tiêu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 23%, trong đó có 15% lao động được qua đào tạo nghề. Nhanh chóng đưa 5 trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề của 5 huyện vùng núi cao vào hoạt động; chú trọng đầu tư cho 2 trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề vùng Con Cuông và Phủ Quỳ, để đến năm 2008, nâng cấp thành trường công nhân kỹ thuật tại thị xã Con Cng và Nghĩa Đàn.

Về chính sách, thực hiện chế độ cử tuyển vào các trường dạy nghề với những người học nghề có hộ khẩu tại các huyện miền núi cao; người học nghề sau khi tốt nghiệp trở lại các huyện miền núi công tác được ưu tiên cho vay vốn giải quyết việc làm để phát triển nghề; miễn 100% học phí đối với những người đang làm việc tại các huyện miền núi cao và 50% học phí đối với những người làm việc tại các huyện miền núi thấp tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.

- Về xóa đói, giảm nghèo, Tỉnh ủy Nghệ An ra Chỉ thị 11-CT/TU ngày 11/6/2007 về Tiếp tục thực hiện Quyết định 134 của Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên giải quyết xóa nhà ở tạm bợ và nước sinh hoạt cho các hộ thuộc Chương trình. Ngày 7/10/2008 của Tỉnh ủy Nghệ An ban hành đề án Chính sách

hỗ trợ đặc biệt về kinh tế nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo và tiến tới xóa bỏ tình trạng du canh, du cư tự do của người Mông. BTV Tỉnh ủy ban hành Kết

luận số 20-KL/TU ngày 13/3/2009 nhằm triển khai có hiệu quả chương trình

giảm nghèo nhanh và bền vững ở 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và tiếp tục thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đề ra. Kết

luận đề ra các nhiệm vụ, giải pháp kiện toàn lại hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác XĐGN các cấp; tăng trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc thực hiện mục tiêu giảm nghèo từ tỉnh đến xã, phường. Phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện XĐGN.

- Về giáo dục và đào tạo, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày

11/7/2006 về Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 với 4 đề án và kế hoạch, trong đó có Đề án số 02-ĐA/TU về Đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ có triển vọng. Đề án số 02 nhấn mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý các trường DTNT; xây dựng hệ thống trường DTNT từ bậc tiểu học đến THCS ở các huyện, bậc THPT ở các cụm huyện miền núi. Xây dựng đội ngũ giáo viên người DTTS, người Kinh thơng thạo tiếng dân tộc, có chế độ đãi ngộ để đội ngũ giáo viên

giảng dạy tiếng dân tộc và cán bộ làm công tác dân tộc an tâm công tác lâu dài ở miền núi [139, tr.13-14].

- Về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngày 16/11/2006, BTV Tỉnh

ủy ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU về Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và

chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Tỉnh ủy ra

Thông tri số 12-TT/TU ngày 15/5/2007 tổng kết 5 năm về Củng cố và hoàn

thiện mạng lưới y tế cơ sở. Ngày 26/6/2009, BTV ra Nghị quyết số 20-NQ/TU

về Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tình hình

mới với mục tiêu tăng cường các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế

hoạch hóa gia đình đối với vùng nơng thơn, vùng đơng dân có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Như vậy, trong những năm 2006-2010, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận nhằm tăng cường lãnh đạo thực hiện các CSXH đối với các huyện miền núi; đặc biệt là chỉ đạo thực hiện Quyết định số 147 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ

An đến năm 2010. Tiếp tục quan điểm đầu tư cho các huyện miền núi, Tỉnh ủy

tập trung chỉ đạo phát triển toàn diện cho các huyện miền núi nghèo, đồng thời quan tâm đến các tộc người khó khăn như dân tộc Mơng, người Đan Lai, người Ơ Đu bằng các đề án, chương trình cụ thể.

Các chủ trương về thực hiện CSXH ở địa bàn miền núi được Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo một cách tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Nhiều nghị quyết chuyên đề được ban hành đã kịp thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, định hướng giải quyết các vấn đề cấp bách để góp phần xây dựng, phát triển toàn diện miền núi tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w