Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững ở các huyện miền nú

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 84 - 91)

hiệu quả trên các lĩnh vực chủ yếu sau:

2.2.1. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững ở các huyệnmiền núi miền núi

Trên cơ sở các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định nhằm cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về cơng tác XĐGN trên địa bàn tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng như Nghị quyết số 153/2006/NQ-HĐND ngày 26/11/2006 của HĐND tỉnh và Quyết định số 104/2006/QĐ-UBND ngày 16/10/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai

đoạn 2006-2010; Quyết định số 559/QĐ-UBND-TM ngày 27/2/2008 về Phê duyệt 10 danh mục dự án định canh định cư tập trung tại Nghệ An giai đoạn 2008 - 2010 thực hiện định canh định cư cho 580 hộ, 3.262 khẩu thuộc các dân

tộc Mông, Khơ Mú, Thái, Đan Lai ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn với tổng mức đầu tư là 167.380 triệu đồng.

Đảng bộ các huyện miền núi đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo công tác XĐGN như Nghị quyết số 15-NQ/HU ngày 11/8/2006 của Huyện ủy Quỳ Hợp về Đẩy mạnh chương trình xóa đói, giảm nghèo cho nhân

dân giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết 05-NQ/HU ngày 24//2007 của BTV

Huyện ủy Tương Dương về Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo giai

đoạn 2007-2010; Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 20/10/2006 của BTV Huyện

ủy Thanh Chương về Đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo

giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết 05-NQ/HU ngày12/7/2007 của BTV Huyện ủy

Quế Phong về Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2007-

2010; Nghị quyết số 05/NQ-HU ngày 8/7/2007 của BTV Huyện ủy Quỳ Châu về Thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2007-2010…

Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo để thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định 134; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 và Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Quyết định 30a; Quyết định 33 về định canh định cư; chính sách vay vốn theo Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ...

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát, phân loại hộ nghèo dựa vào ba tiêu chí là mức thu nhập bình qn khẩu, tình trạng nhà, tình trạng đồ dùng thiết yếu như ti vi, đài, xe máy, giường, tủ… Trên cơ sở các tiêu chí đó, thơn, xóm tổng hợp, phân tích xác định và cơng khai trước dân về hộ nghèo; xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo huyện xem xét, quyết định. Với cách làm trên, vừa xác định được đúng hộ nghèo, vừa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của từng hộ, từ đó có các giải pháp hữu hiệu giúp hộ nghèo vươn lên.

Thực hiện Nghị quyết 30a, ba huyện nghèo ở miền núi Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong) đã xây dựng Đề án tổng thể giảm nghèo nhanh và

bền vững giai đoạn 2009-2020, được UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định

số 3710, 3711, 3712/QĐ-UBND, ngày 04/8/2009. Theo Đề án, tổng nhu cầu nguồn vốn dự kiến từ năm 2009-2020 của 3 huyện là 13.588,7 tỷ đồng. Nguồn kinh phí ứng trước cho thực hiện Nghị quyết 30a là 25 tỷ đồng/huyện (năm

2009). Các huyện còn tiến hành xây dựng đề án thành phần để thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a, như các đề án: hỗ trợ giảm nghèo bằng nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2009 - 2010; dạy nghề cho lao động nông thôn, tăng cường cán bộ cho xã và thu hút trí thức trẻ, quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, giai đoạn 2010 - 2020…

Quá trình triển khai Nghị quyết 30a, cơng cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.

Trên cơ sở áp dụng các chính sách theo Nghị quyết 30a, năm 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với 42 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên thuộc 8 huyện không thuộc Nghị quyết 30a, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh trên 85,5 tỷ đồng. Chính sách này thể hiện sự quyết tâm và sự đầu tư có trọng điểm và sự vận dụng chính sách của Trung ương của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Nghệ An trong cơng tác XĐGN nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đề ra.

Bằng các hoạt động phù hợp với từng tổ chức, công tác XĐGN được diễn ra rộng khắp, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Cuộc vận động “Vì người nghèo”, xây dựng nhà “Đại đồn kết” của Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Hội

Nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết

giúp nhau xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng”. Hội Phụ nữ với phong

trào xây dựng “Quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”. Hội Cựu chiến binh với phong trào “Cựu chiến binh xóa đói, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”; Bộ đội Biên phòng với cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”. Đoàn Thanh niên với nhiều chương trình, kế hoạch như Chương trình “Vì miền Tây

Nghệ An”, chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ và

truy cập Internet cho thanh niên các huyện đặc biệt khó khăn, tham gia xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, kế hoạch tham gia thực hiện Nghị quyết 30a tại ba huyện nghèo. Hội Liên hiệp thanh niên với cuộc vận động “Thanh niên làm kinh tế giỏi xung kích xóa đói, giảm nghèo”. Cuộc vận động đã giúp hội viên, thanh niên chủ

động trong học tập và nâng cao tay nghề, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, tạo thành phong trào sâu rộng trong thanh niên về giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN thơng qua các mơ hình câu lạc bộ, tổ, nhóm.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án như vốn định canh định cư, phát triển kinh tế mới; đề án xây dựng cánh đồng thu nhập 30 - 50 triệu đồng/ha/năm; đề án chăn ni bị nhốt chuồng; đề án cải tạo 3.000 ha rừng nghèo kiệt thành rừng có giá trị kinh tế cao, trồng mới rừng; xây dựng các mơ hình điển hình về phát triển kinh tế như mơ hình kinh tế trang trại nơng - lâm - chăn ni kết hợp; mơ hình trồng, khoanh ni, bảo vệ rừng… Trong 2 năm, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn 3 huyện nghèo với doanh số cho vay đạt gần 500.000 triệu đồng, cho 49.095 lượt hộ nghèo. Tổng dư nợ trên địa bàn 3 huyện đến năm 2010 đạt 620.518 triệu đồng, bình quân dư nợ 13,4 triệu đồng/hộ, dư nợ bình quân tăng 1,7 triệu đồng/hộ so với thời điểm trước khi có Nghị quyết 30a [193, tr.13].

Bên cạnh đó, Chương trình giảm nghèo cịn nhận được sự viện trợ của các tổ chức Phi chính phủ nước ngồi như: CIDA và CHF Canada, tổ chức CRS Mỹ, Oxfam Hồng Kông, GTV Italia, PYD Tây Ban Nha với các khoản viện trợ lên đến hàng triệu USD, nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện điều kiện và vệ sinh mơi trường, góp phần XĐGN.

Chỉ đạo triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An tăng cường phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tư và để người dân phát huy tinh thần làm chủ, trực tiếp tham gia vào quá trình triển khai dự án. Đồng thời, thực hiện ngun tắc xã có cơng trình, dân có việc làm và tăng thêm

thu nhập, các chủ đầu tư đã vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các phần việc của Chương trình như khai thác, vận chuyển vật liệu, tham gia lao động thủ cơng… bình qn người dân tham gia được từ 15%-20% giá trị cơng trình của Chương trình 135 tại địa phương. Ngân sách đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II ở Nghệ An là 729.617 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 720.920 triệu đồng; ngân sách địa phương là 8.697 triệu đồng và đóng góp của người dân là 58.930 triệu đồng, chiếm trên 10% tổng mức đầu tư các cơng trình, dự án [191, tr.4]. Chương trình 135 giai đoạn II đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn nói riêng vùng núi, vùng đồng bào dân tộc nói chung. Tuy nhiên, đến năm 2010, mới có 6/87 xã hồn thành mục tiêu.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định 134, tỉnh Nghệ An đã huy động 197.252 triệu đồng nhằm hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt và đất sản xuất cho các hộ nghèo đồng bào DTTS khó khăn. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đề án hỗ trợ người nghèo cải thiện nhà ở. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày vì

người nghèo“, thu hút sự ủng hộ của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính

trị - xã hội, các tầng lớp dân cư. Năm 2007, Tỉnh đã hỗ trợ 2.122 triệu đồng tiền vận chuyển vật liệu làm nhà ở cho các hộ chưa có đường giao thơng (bình qn 1 triệu đồng/hộ). Ngồi ra, huy động được gần 180 tỷ đồng giá trị vật tư, vật liệu làm nhà ở tự khai thác và giá trị ngày cơng của chính các hộ nghèo, của cộng đồng thơn bản và anh em. Trong 4 năm (2005-2008), đã hỗ trợ xóa 20.365 nhà tạm bợ, đạt 99,8% kế hoạch, 66/185 cơng trình nước sinh hoạt tập trung, đạt 35,7% kế hoạch. Hỗ trợ xây dựng các cơng trình nước tập trung cho hơn 9.000 hộ và nước phân tán cho 8.783 hộ, đạt 87,8% kế hoạch [191, tr.6].

Phối hợp thực hiện Quyết định số 167; Quyết định số 67 và Nghị quyết 30a về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, trong 2 năm triển khai (2009-2010) trên địa bàn 11 huyện, thị xã miền núi có 18.865 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở với tổng

kinh phí ngân sách là 173.353 triệu đồng, trong đó 3 huyện nghèo đã xây dựng được là 6.948/7.355 nhà, đạt tỷ lệ trên 94,5% nhu cầu về nhà ở [193, tr.4].

Tuy nhiên, do tập trung kinh phí ưu tiên giải quyết hai vấn đề cấp bách là xóa nhà tạm bợ và giải quyết nước sinh hoạt cho hộ nghèo theo Quyết định 134 nên chưa có các điều kiện kinh phí và quỹ đất để thực hiện kế hoạch hỗ trợ đất sản xuất cho 8.589 hộ theo kế hoạch.

Đối với các hộ nghèo là người DTTS đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, hàng năm, Tỉnh trích ngân sách 1 tỷ đồng hỗ trợ đời sống và hỗ trợ sản xuất. Trong những tháng giáp hạt, Tỉnh còn hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo, đặc biệt là các hộ ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Riêng 3 huyện nghèo thực hiện theo Nghị quyết 30a, các huyện đã mua, cấp gần 1.000 tấn gạo với kinh phí 12.596,7 triệu đồng để hỗ trợ cho cho 2.694 hộ nghèo với 15.043 nhân khẩu của 3 huyện ở thôn, bản khu vực giáp biên giới thiếu đói, khơng tự túc được lương thực trong thời gian 3 tháng giáp hạt cuối năm 2009 và năm 2010 [193, tr.7,9].

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, lâm, ngư được quan tâm. Nội dung tập huấn sát thực, phù hợp làm cho người nghèo dễ tiếp thu và áp dụng. Công tác tổ chức tập huấn được đưa về tận xã, thôn, bản. Trong 5 năm, đã tổ chức 64 lớp tập huấn, hội nghị hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn cách làm ăn… với sự tham gia của hàng nghìn lượt người nghèo, triển khai xây dựng 35 mơ hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật tại các địa phương, như mơ hình bí xanh, bí đỏ, khoai sọ ở Lưu Kiền, Tam Hợp, Xá Lượng, Thạch Giám (Tương Dương), mơ hình cây chủ thả cánh kiến, trồng chè tuyết Shan, tre trúc lấy măng ở Chiêu Lưu, Nậm Cắn, Hữu Kiệm, Tà Cạ (Kỳ Sơn), ở Tri Lê, Quế Sơn (Quế Phong). Năm 2010, huyện Kỳ Sơn đã đầu tư 26,5 tỷ đồng cho công tác khuyến nông, lâm và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa giống cây, con mới vào thử nghiệm ở một số vùng có điều kiện thuận lợi [80, tr.12]. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo được thực hiện xuất phát từ

nhu cầu của các hộ, giao quyền chủ động cho các xã trong việc lựa chọn nội dung, phương thức hỗ trợ cho hộ nghèo, không giao tiền trực tiếp cho các hộ.

Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền tỉnh, các huyện miền núi còn chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức tập huấn kỹ năng thực hiện công tác XĐGN tại thôn, bản. Cán bộ nắm vững các chính sách, dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo để chỉ đạo thực hiện sát, đúng. Đã tổ chức được 260 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo các cấp, với 23.309 lượt cán bộ tham gia; trong đó 95% là cán bộ cấp xã và xóm, bản. Nội dung tập huấn phong phú, tập trung vào hướng dẫn cách thức vận hành, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo của các xã, phường; phổ biến, trao đổi rút kinh nghiệm những mơ hình, hộ gia đình giảm nghèo có hiệu quả để áp dụng, nhân diện rộng.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng lịng của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và sự vươn lên của các hộ nghèo, trong 5 năm (2006-2010), tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện miền núi đã giảm nhanh từ 37,35% với 84.705 hộ nghèo (năm 2006) xuống còn 25% với 54.564 hộ nghèo (năm 2010), đạt mục tiêu đề ra theo Quyết định số 147. Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm là 3,09% [phục lục 9]. Các huyện thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ sau 2 năm thực hiện đã đạt được kết quả rõ rệt (trước năm 2008, tốc độ giảm nghèo bình quân đạt gần 3%/năm, năm 2009- 2010, tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 4,4%/năm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2006 (5,9 triệu đồng) [194, tr.16].

Tuy nhiên, trong q trình chỉ đạo thực hiện chính sách XĐGN ở các huyện miền núi, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, nhất là cấp cơ sở xóm, xã và hộ nghèo cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chỉ đạo từ tỉnh xuống cơ sở có lúc, có nơi chưa quyết liệt, cịn nặng về hành chính, thiếu sự phối hợp chỉ đạo hướng về cơ sở, về người nghèo. Sự chỉ đạo còn thiếu cụ thể,

nhất là giúp các xã nghèo, các hộ nghèo về kế hoạch, giải pháp thoát nghèo. Tiến độ thực hiện một số nội dung của các chương trình cịn chậm như một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chưa triển khai (giao đất, khoán rừng) theo Nghị quyết 30a; gần 9000 hộ thiếu đất sản xuất theo Quyết định 134 chưa được giải quyết. Việc bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển cịn nặng về đầu tư xây dựng kết tầng hạ tầng, một số cơng trình đầu tư cịn sai so với danh mục quy định; sự phối hợp, lồng ghép trong thực hiện các chính sách, dự án cịn hạn chế. Cơng tác

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 84 - 91)