và phát triển bền vững các huyện miền núi
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Nghệ An nắm vững quan điểm thống nhất chính sách kinh tế với CSXH, xem trình độ và khả năng phát triển kinh tế là điều kiện để thực hiện CSXH, thực hiện tốt CSXH là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Chính sách kinh tế là cơ sở trực tiếp để giải quyết các vấn đề như lao động, việc làm, XĐGN, nâng cao mức sống… hoặc tạo cơ sở gián tiếp để giải quyết các vấn đề xã hội khác. Ngược lại, CSXH cũng tác động trở lại đến thực hiện các mục tiêu kinh tế. Một CSXH công bằng, hợp lý, tiến bộ sẽ tạo động lực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong đó có những CSXH tác động trực tiếp đến quá tình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế như dân số, lao động, việc làm, đào tạo nguồn nhân lực… Từ đặc điểm kinh tế của các huyện miền núi với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, Đảng bộ đề ra các chính sách, cơ chế phù hợp để tạo động lực phát triển kinh tế. Tập trung đầu tư có trọng điểm một số ngành kinh tế phát huy lợi thế của các huyện miền núi như lâm nghiệp, kinh tế trang trại... do vậy, kinh tế vùng miền núi trong 10 năm đã có sự chuyển biến về tỷ trọng giữa các ngành và phát triển. Đây là điều kiện cơ bản để thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi, thu hẹp dần khoảng cách về điều kiện sống, mức sống giữa các vùng, miền; giữa đồng bào dân tộc với vùng có đơng người Kinh sinh sống.
Đồng thời, với vị trí là phên dậu của tỉnh, giáp với nước Cộng hòa DCND Lào, lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An cũng chính là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, chăm lo phát huy tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc vùng biên. Đấu tranh chống sự chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, địi hỏi Đảng bộ phải nhìn nhận vấn đề xã hội gắn chặt với tình hình chính trị, liên quan đến sự tồn tại, ổn định của quốc gia. Sự ổn định chính trị chính là nền tảng để Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện tốt CSXH trên địa bàn miền núi.
Chính sách xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế, chính trị, quốc phịng - an ninh, đó là mối quan hệ tác động qua lại, quyết định lẫn nhau. Có như thế mới thực hiện được việc kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phịng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An cho thấy, miền núi Nghệ An có điều kiện để phát triển kinh tế do có tiềm năng lớn về tài ngun như đất, rừng, khống sản, thủy điện và du lịch.... Với sự nỗ lực của các địa phương và sự đầu tư của Trung ương, tỉnh, kinh tế miền núi có sự khởi sắc, là điều kiện, cơ sở để thực hiện các CSXH như XĐGN, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục và y tế. Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển nóng về kinh tế, đặc biệt là khai thác chế biến khoáng sản và phát triển thủy điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sự phát triển bền vững miền núi của tỉnh.
Nhận thức được tác động hai chiều trong tăng trưởng kinh tế, Đảng bộ, chính quyền tỉnh và các huyện miền núi đã nỗ lực, kịp thời đề ra nhiều chủ
trương, giải pháp nhằm giải quyết đồng bộ, xử lý tốt mối quan hệ giữa CSXH với các chính sách khác trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào miền núi, trước hết là tập trung phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng XHCN, kết hợp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn với mục tiêu đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt xóa được đói, giảm được nghèo, khắc phục được kinh tế “tự cung, tự cấp”, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân các huyện miền núi, nhất là đồng bào DTTS.
Chú trọng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân ở các huyện miền núi. Đây là yếu tố cơ bản để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Vận động đồng bào tham gia xây dựng nông thôn mới, chú ý làm tốt việc cải tạo các cơng trình giếng nước sinh hoạt, vận động đồng bào xây dựng các cơng trình vệ sinh hợp lý, sạch sẽ; tun truyền nếp sống vệ sinh khoa học, đưa các loại gia súc, gia cầm ra khỏi gầm nhà sàn, phòng, chống các loại dịch bệnh sốt rét, bướu cổ. Hướng dẫn đồng bào sử dụng thuốc chữa bệnh, đến các trung tâm y tế để được khám, chữa bệnh theo y học hiện đại. Tuyên truyền, vận động đồng bào bỏ các tập tục lạc hậu như ma chay, mê tín, cưới hỏi, sinh đẻ, nghiện hút, triệt để phá bỏ cây thuốc phiện ở các huyện vùng cao. Tổ chức thực hiện chính sách khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, đồng bào DTTS.
Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày một tinh vi hơn, thì việc xây dựng khối đại đồn kết toàn dân tộc, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự xã hội ở địa bàn miền núi của tỉnh là một trong những thành tựu quan trọng, là cơ sở để thực hiện tốt CSXH trên địa bàn. Đảng bộ, chính quyền và các đồn thể đã khơng ngừng đa dạng hóa các hình thức đồn kết, tập hợp đồng bào các dân tộc trong vùng thông qua các phong trào, các cuộc
vận động thi đua lao động sản xuất, phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người tiêu biểu trong đồng bào DTTS, thông qua phong trào “Làm nhiều việc tốt”; “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc”; cuộc vận động: “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” lồng ghép vào nội
dung các cuộc vận động chương trình mục tiêu quốc gia như phòng chống ma túy, dân số - kế hoạch hóa gia đình… xây dựng nếp sống văn hóa, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội của mỗi địa phương trong vùng.
Nhiều già làng, trưởng bản là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, XĐGN, xây dựng nông thơn mới và bảo vệ an ninh xóm, bản. Đến năm 2010, đã có trên 500 mơ hình thu nhập ổn định từ 50-100 triệu đồng/năm của các già làng, trưởng bản với các gương điển hình như: già làng Vừ Giơng Nênh, Cụt Kim Liễu (Tương Dương), già làng Vi Đình Duyên, Lương Văn Chung (Qùy Châu), già làng Hoa Phị Khn, Lơ Khắc Lợi, Moong Phị Ta (Kỳ Sơn), ơng Vi Truyền Quynh (Thanh Chương), cụ Quang Phương, bà Lương Thị Liên (Con Cng)….
Những cuộc vận động đó đã khơi dậy tinh thần đồn kết cũng như phát huy được mọi nguồn lực trong nhân dân. Đối với những huyện có chung đường biên giới với Lào, Đảng bộ các huyện miền núi đã vận động nhân dân tham gia xây dựng biên giới hịa bình hữu nghị và hợp tác, góp phần tăng cường tình đồn kết hữu nghị với các nước bạn trong tình hình mới.
Khối đại đồn kết dân tộc được xây dựng trên cơ sở tơn trọng, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Quyền bình đẳng dân tộc khơng chỉ được Hiến pháp thừa nhận, được thực hiện trên lĩnh vực chính trị mà cả kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội phát triển và hưởng thụ các phúc lợi xã hội cho các dân tộc trên địa bàn miền núi. Do vậy, khối đại đoàn kết các dân tộc ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An ngày càng được củng cố vững chắc hơn, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, góp phần hồn thành
nhiệm vụ củng cố sức mạnh quốc phòng, tăng cường an ninh, trật tự an tồn xã hội, khơng để xảy ra những vụ việc lớn, diễn biến phức tạp.